ican
Giải SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 2: Cách ghi số tự nhiên

TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN. CÁCH GHI SỐ TỰ NHIÊN

Ican

TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN. CÁCH GHI SỐ TỰ NHIÊN

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Tập hợp N và tập hợp N*

Các số 0; 1; 2; 3; … là các số tự nhiên.

Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N.

\(N=\left\{ 0;1;2;3;4;5 \right\}\)

Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*.

\(N*=\left\{ 1;2;3;4;5 \right\}\)

2. Cách đọc và viết số tự nhiên

Khi viết các số tự nhiên có từ bốn chữ số trở lên, người ta thường viết tách riêng từng nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc.

Chú ý: Một nghìn triệu bằng một tỉ. Ngoài ra, hàng tỉ, hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ hợp thành lớp tỉ.

3. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên

Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số. Mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số, điểm biểu diễn cho số tự nhiên n gọi là điểm n.

Trong hai số tự nhiên a và b khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b ta viết \(a < b\) nhỏ hơn b). Ta cũng nói số b lớn hơn số a và viết \(b>a\) .

Khi biểu diễn trên tia số nằm ngang có chiều mũi tên đi từ trái sang phải, nếu \(a < b\) thì điểm a nằm bên trái điểm b.

Ta viết \(a\le b\) để chỉ \(a < b\) hoặc \(a=b\) , \(b\ge a\) để chỉ \(b>a\) hoặc \(b=a\) .

Mỗi số tự nhiên có một số liền sau cách nó một đơn vị. Hai số đó được gọi là hai số tự nhiên liên tiếp.

Tính chất bắc cầu: Nếu \(a < b\) và \(b < c\) thì \(a < c\)

Với số tự nhiên a cho trước:

- Ta viết \(x\le a\) để chỉ \(x < a\) hoặc \(x=a\) .

- Ta viết \(x\ge a\) để chỉ \(x>a\) hoặc \(x=a\) .

4. Ghi số tự nhiên

Số tự nhiên được viết trong hệ thập phân bởi một, hai hay nhiều chữ số. Các chữ số được dùng là \(0;1;2;3;4;5;6;7;8;9\) . Khi một số gồm hai chữ số trở lên thì chữ số đầu tiên (tính từ trái sang phải) khác 0.

Khi viết các số tự nhiên có từ 4 chữ số trở lên, ta nên viết tách riêng từng nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc.

Trong cách viết một số tự nhiên có nhiều chữ số, mỗi chữ số ở những vị trí khác nhau có giá trị khác nhau.

­- Kí hiệu \(\overline{ab}\) chỉ số tự nhiên có hai chữ số, chữ số hàng chục là \(a(a\ne 0)\) , chữ số hàng đơn vị là b. Ta có: \(\overline{ab}=a\times 10+b\) .

- Kí hiệu \(\overline{abc}\) chỉ số tự nhiên có ba chữ số, chữ số hàng trăm là \(a(a\ne 0)\) , chữ số hàng chục là b, chữ số hàng đơn vị là c. Ta có: \(\overline{abc}=a\times 100+b\times 10+c\) .

- Với các số cụ thể thì không viết dấu gạch ngang ở trên.

5. So sánh hai số tự nhiên

- Trong hai số tự nhiên có số chữ số khác nhau: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì nhỏ hơn.

- Để so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau, ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng (tính từ trái sang phải), cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số tự nhiên chứa chữ số đó lớn hơn.

6. Hệ La Mã

Ngoài cách ghi số trong hệ thập phân gồm các chữ số từ 0 đến 9 và các hàng (đơn vị, chục, trăm, nghìn, …) như trên, còn có cách ghi số La Mã như sau:

Chữ số

I

V

X

Giá trị tương ứng trong trong hệ thập phân

1

5

10

 

Ghép các chữ số I, V, X với nhau ta có thể được số mới. Dưới đây là bảng chuyển đổi số La Mã sang số trong hệ thập phân tương ứng (từ 1 đến 10):

XI

XII

XIII

XIV

XV

XVI

XVII

XVIII

XIX

XX

(1)

11

12

13

14

15

16

17

18

19

210

 

 

Nếu thêm vào bên trái mỗi số ở dòng (1) một chữ số X, ta được các số La Mã từ 11 đến 20:

XI

XII

XIII

XIV

XV

XVI

XVII

XVIII

XIX

XX

11

12

13

14

15

16

17

18

19

210

 

Nếu thêm vào bên trái mỗi số ở dòng (1) hai chữ số X, ta được các số La Mã từ 21 đến 30:

XXI

XXII

XXIII

XXIV

XXV

XXVI

XXVII

XXVIII

XXIX

XXX

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Ta có thể gặp chữ số La Mã trên mặt đồng hồ, đánh số chương mục của sách, đánh số thế kỉ, …

Mỗi chữ số La Mã có giá trị không phụ thuộc vào vị trí của nó trong số La Mã. Hệ La Mã không có số 0.

B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên (Sách Cánh diều)

I. Tập hợp các số tự nhiên

1. Tập hợp N và tập hợp N*

Luyện tập vận dụng 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

a) Nếu \(x\in N\) thì \(x\in N*\) .

b) Nếu \(x\in N*\) thì \(x\in N\) .

Giải

Phát biểu đúng là phát biểu b: Nếu \(x\in N*\) thì \(x\in N\) .

2. Cách đọc và viết số tự nhiên

Hoạt động 1:

a) Đọc số sau: \[12\text{ }123\text{ }452\] .

b) Viết số sau: Ba mươi tư nghìn sáu trăm năm mươi chín.

Giải

a) Số \[12\text{ }123\text{ }452\] đọc là: Mười hai triệu một trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi hai.

b) Số “Ba mươi tư nghìn sáu trăm năm mươi chín” viết là: \[34\text{ }659\]

Luyện tập vận dụng 2:

Đọc các số sau: \[71\text{ }219\text{ }367\] ; \[1\text{ }153\text{ }692\text{ }305\] .

Giải

Số \[71\text{ }219\text{ }367\] đọc là: Bảy mươi mốt triệu hai trăm mười chín nghìn ba trăm sáu mươi bảy.

Số \[1\text{ }153\text{ }692\text{ }305\] đọc là: Một tỉ một trăm năm mươi ba triệu sáu trăm chín mươi hai nghìn ba trăm linh năm.

Luyện tập vận dụng 3:

Viết số sau: Ba tỉ hai trăm năm mươi chín triệu sáu trăm ba mươi ba nghìn hai trăm mười bảy.

Giải

Số “Ba tỉ hai trăm năm mươi chín triệu sáu trăm ba mươi ba nghìn hai trăm mười bảy” viết là: \[3\text{ }259\text{ }633\text{ }217\] \[\]

II. Biểu diễn số tự nhiên

1. Biểu diễn số tự nhiên trên tia số

2. Cấu tạo thập phân của số tự nhiên

Hoạt động 2:

Cho các số: \(966;953\) .

a) Xác định chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm của mỗi số trên.

b) Viết số 953 thành tổng theo mẫu: \(966=900+60+6=9\times 100+6\times 10+6\) .

Giải

a) Số 966 có hàng đơn vị là 6, hàng chục là 6, hàng trăm là 9.

Số 953 có hàng đơn vị là 3, hàng chục là 5, hàng trăm là 9.

b) Ta có: \(950=900+50+3=9\times 100+5\times 10+3\) .

Luyện tập vận dụng 4:

Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu ở Ví dụ 3: \(\overline{ab0},\overline{a0c},\overline{a001}\left( a\ne 0 \right)\) .

Giải

Ta có:

\(\overline{ab0}=\overline{a00}+\overline{b0}=a\times 100+b\times 10\)

\(\overline{a0c}=\overline{a00}+c=a\times 100+c\)

\(\overline{a001}=\overline{a000}+1=a\times 1000+1\)

3. Số La Mã

Hoạt động 3:

Quan sát đồng hồ ở hình bên:

a) Đọc các số ghi trên mặt đồng hồ.

b) Cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ.

Giải

a) Các số ghi trên mặt đồng hồ là: \(I,II,III,IV,V,VI,VII,VIII,\text{IX},X,XI,XII\) tương ứng với các số \(1;2;3;4;5;6;7;8;9;10;11;12\) .

b) Đồng hồ chỉ 7 giờ.

Luyện tập vận dụng 5:

a) Đọc các số La Mã sau: \(XVI,XVIII,XXII,XXVI,XXVIII\) .

b) Viết các số sau bằng số La Mã: \(12,15,17,24,25,29\) .

Giải

a) Đọc số La Mã:

XVI: mười sáu; XVIII: Mười tám; XXII: hai mươi hai; XXVI: hai mươi sáu; XXVIII: hai mươi tám.

b) Viết số La Mã:

12: XII; 15: XV; 24: XXIV; 25: XXV; 29: XXIX

III. So sánh các số tự nhiên

Hoạt động 4:

So sánh:

a) \[9\text{ }998\] và \[10\text{ }000\] .

b) \[524\text{ }697\] và\[524\text{ }687\] .

Giải

a) \[9\text{ }998<10\text{ }000\]

b) \[524\text{ }697>524\text{ }687\]

Luyện tập vận dụng 6:

So sánh:

a) \[35\text{ }216\text{ }098\] và \[8\text{ }935\text{ }789\].

b) \[69\text{ }098\text{ }327\] và \[69\text{ }098\text{ }357\].

Giải

a) Nhận xét: Số \[35\text{ }216\text{ }098\] có tám chữ số và số \[8\text{ }935\text{ }789\] có bảy chữ số

\(\Rightarrow 35\text{ }216\text{ }098~>~8\text{ }935\text{ }789\)

b) Ta thấy hai số \[69\text{ }098\text{ }327\] và \[69\text{ }098\text{ }357\] có cùng số các chữ số nên ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau là \[2<7\]

\(\Rightarrow 69\text{ }098\text{ }327~<~~69\text{ }098\text{ }357\)

Bài 2: Cách ghi số tự nhiên (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

1. Hệ thập phân

Câu hỏi:

Chỉ dùng ba chữ số \(0;1;2\) , hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số, mỗi chữ số chỉ viết một lần.

Giải

Từ các chữ số 0; 1 và 2, ta viết được các số tự nhiên có ba chữ số, mỗi chữ số chỉ viết một lần là: \(102;120;201;210\) .

Tìm tòi – khám phá 1:

Trong số\[32\text{ }019\] , ta thấy:

“Chữ số 2 nằm ở hàng nghìn và có giá trị bằng \(2\times 1000=2000\) “. Hãy phát biểu theo mẫu câu đó đối với các chữ số còn lại.

Giải

Chữ số 9 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị bằng \(9\times 1=9\) .

Chữ số 1 nằm ở hàng chục và có giá trị bằng \(1\times 10=10\) .

Chữ số 3 nằm ở hàng chục nghìn và có giá trị bằng \(3\times 10000=30000\) .

Tìm tòi – khám phá 2:

Viết số \[32\text{ }019\] thành tổng giá trị các chữ số của nó.

Giải

\[32\text{ }019=3\times 10\text{ }000+2\times 1\text{ }000+1\times 10+9\]

Luyện tập:

Viết số \[34\text{ }604\] thành tổng giá trị các chữ số của nó.

Giải

\[34\text{ }604=3\times 10\text{ }000+4\times 1\text{ }000+6\times 100+4\].

Vận dụng:

Bác Hoa đi chợ. Bác chỉ mang ba loại tiền: loại (có mệnh giá) 1 nghìn \[\left( 1\text{ }000 \right)\] đồng, loại 10 nghìn \[\left( 10\text{ }000 \right)\] đồng và loại 100 nghìn \[\left( 100\text{ }000 \right)\] đồng. Tổng số tiền bác phải trả là 492 ghìn đồng. Nếu mỗi loại tiền bác mang theo không quá 9 tờ thì bác sẽ phải trả bao nhiêu tờ tiền mỗi

loại, mà người bán không phải trả lại tiền thừa?

Giải

Ta có: \[492\text{ }000=4\times 100\text{ }000+9\times 10\text{ }000+2\times 1\text{ }000\]

Vậy để người bán không phải trả lại tiền, bác Hoa cần phải trả 4 tờ 100 nghìn đồng, 9 tờ 10 nghìn đồng và 2 tờ 1 nghìn đồng.

2. Số La Mã

Câu hỏi:

a) Viết các số 14 và 27 bằng số La Mã.

b) Đọc các số La Mã XVI, XXII.

Giải

a) Số 14 viết bằng số La Mã là: XIV.

Số 17 viết bằng số La Mã là: XVII.

b) Số XVI đọc là 16.

Số XXII đọc là 22.

Thử thách nhỏ:

Sử dụng đúng 7 que tính, em xếp được những số La Mã nào?

Giải

Sử dụng đúng 7 que tính, em xếp được các số La Mã sau:\[XVIII,XXIII,XXVI,XXIX,XXXI\] .

III. Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Tìm tòi – khám phá:

Ta đã biết tập hợp tất cả các số tự nhiên được kí hiệu là N, nghĩa là \(N=\left\{ 0;1;2;3;... \right\}\) . Mỗi phần tử \(0;1;2;3;...\) của N được biểu diễn bởi một điểm trên tia số gốc O như Hình 1.5.

Trên tia số, điểm biểu diễn số tự nhiên a gọi là điểm a. Chẳng hạn, điểm 3, điểm 6, …

Tìm tòi - khám phá 1:

Trong hai điểm 5 và 8 trên tia số, điểm nào nằm bên trái, điểm nào nằm bên phải điểm kia?

Giải

Trong hai điểm 5 và 8 trên tia số, điểm 5 nằm bên trái, điểm 8 nằm bên phải điểm 5.

Tìm tòi – khám phá 2:

Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên trái điểm 8?

Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên phải điểm 8?

Giải

Điểm 7 biểu diễn số tự nhiên nằm ngay bên trái điểm 8.

Điểm 8 biểu diễn số tự nhiên nằm ngay bên phải điểm 8.

Tìm tòi – khám phá 3:

Cho n là một số tự nhiên nhỏ hơn 7. Theo em, điểm n nằm bên bên trái hay bên phải điểm 7?

Giải

Vì n là số tự nhiên nhỏ hơn 7 nên điểm n nằm bên trái điểm 7.

Luyện tập:

a) Hãy so sánh hai số tự nhiên sau đây, dùng kí hiệu “<” hay “>” để viết kết quả:

\(m=12\text{ }036\text{ }001\) và \[n=12\text{ }035\text{ }987\] .

b) Trên tia số (nằm ngang), trong hai điểm m và n, điểm nào nằm trước?

Giải

a) Ta thấy m và n đều có cùng số các chữ số nên ta so sánh hai số bằng cách so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.\(\begin{align} & \Rightarrow 12\text{ }036\text{ }001>12\text{ }035\text{ }987 \\ & \Rightarrow m>n \\ \end{align} \)

b) Vì \(m>n\) nên trên tia số nằm ngang, điểm n nằm trước điểm m.

Vận dụng:

Theo dõi kết quả bán hàng trong ngày của một cửa hàng, người ta nhận thấy:

Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều.

Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều.

Hãy so sánh số tiền thu được (đều là các số tự nhiên) của cửa hàng đó vào buổi sáng và buổi tối.

Giải

Số tiền thu được vào buổi sáng > Số tiền thu được vào buổi chiều.

Số tiền thu được vào buổi tối < Số tiền thu được vào buổi chiều.

\(\Rightarrow \) Số tiền thu được vào buổi sáng > Số tiền thu được vào buổi tối.

Câu hỏi:

Trong các số \(3;5;8;9\) , số nào thuộc tập hợp \(A=\left\{ x\in N|x\ge 5 \right\}\) , số nào thuộc tập hợp \(B=\left\{ x\in N|x\le 5 \right\}\) ?

Giải

Ta có: \(3\in B;5\in A;5\in B;8\in A;9\in A\) .

Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên. Ghi số tự nhiên (Sách Chân trời sáng tạo)

1. Tập hợp N và N*

Thực hành 1:

a) Tập hợp N và N* có gì khác nhau?

b) Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: \(C=\left\{ a\in N*|a<6 \right\}\) .

Giải

a) Sự khác nhau giữa tập hợp N và N* là:

N là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 0.

N* là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 0.

b) \(C=\left\{ 1;2;3;4;5 \right\}\)

2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên

Thực hành 2:

Thay mỗi chữ cái dưới đây bằng một số tự nhiên phù hợp trong những trường hợp sau:

a) \(17,a,b\) là ba số lẻ liên tiếp tăng dần.

b) \(m,101,n,p\) là bốn số tự nhiên liên tiếp giảm dần.

Giải

a) 17; 19; 21 là ba số lẻ liên tiếp tăng dần

b) 103; 101; 99; 97 là bốn số tự nhiên liên tiếp giảm dần

Hoạt động khám phá:

So sánh a và 2020 trong những trường hợp sau:

a) \(a>2021\)

b) \(a<2000\)

Giải

a) Ta thấy: \(a>2021\) và \(2021>2020\Rightarrow a>2020\)

b) Ta thấy: \(a<2000\) và \(2000<2020\Rightarrow a<2020\)

Thực hành 3:

Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 và nhỏ hơn 36. Liệt kê các phần tử của A theo thứ tự giảm dần.

Giải

Ta có: \(A=\left\{ 35;30;25;20;15;10;5;0 \right\}\)

3. Ghi số tự nhiên

Thực hành 4:

Mỗi số sau có bao nhiêu chữ số? Chỉ ra chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, … của mỗi số đó.

\[2\text{ }023;5\text{ }427\text{ }198\text{ }653\]

Giải

Số \[2\text{ }023\] có 4 chữ số: chữ số hàng đơn vị là 3, chữ số hàng chục là 2, chữ số hàng trăm là 0 và chữ số hàng nghìn là 2.

Số \[5\text{ }427\text{ }198\text{ }653\] có 10 chữ số: chữ số hàng đơn vị là 3, chữ số hàng chục là 5, chữ số hàng trăm là 6, chữ số hàng nghìn là 8, chữ số hàng chục nghìn là 9, chữ số hàng trăm nghìn là 1, chữ số hàng triệu là 7, chữ số hàng chục triệu là 2, chữ số hàng trăm triệu là 4, chữ số hàng tỉ là 5.

Thực hành 5:

a) Dựa theo cách biểu diễn trên, hãy biểu diễn các số\[~345\] và\[2\text{ }021\] .

b) Đọc số\[96\text{ }208\text{ }984\] . Số này có mấy chữ số? Số triệu, số trăm là bao nhiêu?

Giải

a) Biểu diễn số:

\(345=3\times 100+4\times 10+5\)

\(2021=2\times 1000+2\times 10+1\)

b) Đọc số\[96\text{ }208\text{ }984\] : Chín mươi sáu triệu hai trăm linh tám nghìn chín trăm tám mươi tư.

Số này có 8 chữ số, số triệu là 6 và số trăm là 9.

Thực hành 6:

Hoàn thành bảng dưới đây vào vở:

Số La Mã

XII

 

XXII

 

 

 

 

XXIV

Giá trị tương ứng trong hệ thập phân

 

20

 

17

30

26

28

 

 

Giải

Số La Mã

XII

XX

XXII

XVII

XXX

XXVI

XXVIII

XXIV

Giá trị tương ứng trong hệ thập phân

12

20

22

17

30

26

28

24

 

C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên (Sách Cánh diều)

Bài 1. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 12)

 

 

Tổng

Số

\[2000000+500000+60000+500+90\]\[2\text{ }560\text{ }590\]
\(\begin{array}{*{35}{l}} 9000000000+50000000+8000000+500000+400 \\ \end{array}\ \)\[9\text{ }058\text{ }500\text{ }400\]
\(a\times 100+b\times 10+6\)\(\overline{ab6}\)
\(a\times 100+50+c\)\(\overline{a5c}\)

 

Bài 2. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 13)

a) \[987654\]

c) \[1\text{ }023\text{ }456\]

c) \[98\text{ }765\text{ }432\]

d) \[10\text{ }234\text{ }567\]

Bài 3. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 13)

- Ấn Độ Dương:

+ Diện tích: bảy mươi sáu triệu hai trăm nghìn ki-lô-mét vuông.

+ Độ sâu trung bình: ba nghìn tám trăm chín mươi bảy mét.

- Bắc Băng Dương:

+ Diện tích: mười bốn triệu tám trăm nghìn ki-lô-mét vuông.

+ Độ sâu trung bình: một nghìn hai trăm linh năm mét.

- Đại Tây Dương:

+ Diện tích: chín mươi mốt triệu sáu trăm nghìn ki-lô-mét vuông.

+ Độ sâu trung bình: ba nghìn chín trăm hai mươi sáu mét.

- Bắc Băng Dương:

+ Diện tích: một trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm nghìn ki-lô-mét vuông.

+ Độ sâu trung bình: bốn nghìn không trăm hai mươi tám mét.

Bài 4. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 13)

a) Đọc số La Mã:

IV: bốn; VIII: tám; XI: mười một; XXIII: hai mươi ba; XXIV: hai mươi tư; XXVII: hai mươi bảy

b) Viết số La Mã:

6: VI; 14: XIV; 18: XVIII; 19: XIX; 22: XXII; 26: XXVI; 30: XXX

Bài 5. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 13)

a) \[9\text{ }909\text{ }820\text{ }<\text{ }12\text{ }058\text{ }967\text{ }<\text{ }12\text{ }059\text{ }305\text{ }<\text{ }12\text{ }059\text{ }369\]

b) \[50\text{ }413\text{ }000\text{ }>\text{ }50\text{ }412\text{ }999\text{ }>\text{ }39\text{ }502\text{ }413\text{ }>\text{ }39\text{ }502\text{ }403\]

Bài 6. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 13)

a) Gọi A là tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn \(x\le 6\)

\[A=\left\{ 0;1;2;3;4;5;6 \right\}\]

b) Gọi B là tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn \[35~\le ~x~\le ~39\]

\(B=\left\{ 35;36;37;38;39 \right\}\)

c) Gọi C là tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn \(216

\[C=\left\{ 217;218;219 \right\}\]

Bài 7. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 13)

a) Số thích hợp cần điền vào dấu * là số 7

b) Số thích hợp cần điền vào dấu * là số 2 hoặc số 3

Bài 8. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 13)

Ta thấy: \[105\text{ }000\text{ }<\text{ }107\text{ }000\text{ }<\text{ }110\text{ }000\text{ }<\text{ }115\text{ }000\text{ }<\text{ }120\text{ }000\]

Cô Ngọc mua phích nước ở cửa hàng Bình Minh thì sẽ có giá rẻ nhất.

II. Bài 2: Cách ghi số tự nhiên (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Bài 1.6 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, trang 12)

a) Đọc các số:

\[27\text{ }501\] : Hai mươi bảy nghìn năm trăm linh một.

\[106\text{ }712\]: Một trăm linh sáu nghìn bảy trăm mười hai.

\[7\text{ }110\text{ }385\] : Bảy triệu một trăm mười nghìn ba trăm tám mươi lăm.

\[2\text{ }915\text{ }404\text{ }267\] : Hai tỉ chín trăm mười lăm triệu bốn trăm linh bốn nghìn hai trăm sáu mươi bảy.

b) Chữ số 7 trong số \[27\text{ }501\] nằm ở hàng nghìn và có giá trị bằng \[7\times 1\text{ }000=7\text{ }000\] .

Chữ số 7 trong số \(106\text{ }712\) nằm ở hàng trăm và có giá trị bằng \[7\times 100=700\] .

Chữ số 7 trong số \[7\text{ }110\text{ }385\]nằm ở vị trí hàng triệu và có giá trị bằng \[7\times 1\text{ }000\text{ }000=7\text{ }000\text{ }000\]

Chữ số 7 trong số \[2\text{ }915\text{ }404\text{ }267\]nằm ở vị trí hàng đơn vị và có giá trị bằng \(7\times 1=7\) .

Bài 1.7 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, trang 12)

a) Ta có: \(400=4\times 100\Rightarrow \) 4 đứng ở hàng trăm.

b) Ta có: \(40=4\times 10\Rightarrow \) 4 đứng ở hàng chục.

c) Ta có: \(4=4\times 1\Rightarrow \) 4 đứng ở hàng đơn vị.

Bài 1.8 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, trang 12)

XIV: mười bốn

XVI: mười sáu

XXIII: hai mươi ba

Bài 1.9 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, trang 12)

\(\begin{align} & 18:XVIII \\ & 25:XXV \\ \end{align} \)

 

Bài 1.10 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, trang 12)

Vì số 0 không đứng đầu số tự nhiên nên số cần tìm là \[909\text{ }090\] .

Bài 1.11 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, trang 12)

Chữ số 5 có giá trị là 50 nên chữ số 5 nằm ở hàng chục.

Vì số cần tìm là số có ba chữ số khác nhau và chữ số 0 không được đứng đầu

\(\Rightarrow \) Chữ số 3 là chữ số hàng trăm và chữ số 0 nằm ở hàng đơn vị.

Vậy ta có số cần tìm là 350.

Bài 1.12 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, trang 12)

Trong mỗi hộp có số kẹo là: \(10\times 10=100\) (cái kẹo)

Trong mỗi thùng có số kẹo là: \(100\times 10=1000\) (cái kẹo)

Người đó mua tất cả số kẹo là: \(1000\times 9+100\times 9+9\times 10=9990\) (cái kẹo)

Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Bài 1.13 (Sách Toán Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, trang 14)

Các số liền trước và liền sau số \[3\text{ }532\] là \[3\text{ }531\]và \[3\text{ }533\].

Các số liền trước và liền sau số \[3\text{ }529\] là \[3\text{ }528\] và \[3\text{ }530\].

Sắp xếp sáu số trên theo thứ tự từ bé đến lớn là:\[3\text{ }528;\text{ }3\text{ }529;\text{ }3\text{ }530;\text{ }3\text{ }531;\text{ }3\text{ }532;\text{ }3\text{ }533\] .

Bài 1.14 (Sách Toán Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, trang 14)

Vì a là số nhỏ nhất và trên tia số b nằm giữa a và c

\(\Rightarrow \) Trên tia số a nằm bên trái b và b nằm bên trái c

\(\Rightarrow a < b < c\)

Ví dụ: \(12<15<17\) .

Bài 1.15 (Sách Toán Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, trang 14)

a) \(M=\left\{ 10;11;12;13;14 \right\}\)

b) \(K=\left\{ 1;2;3 \right\}\)

c) \(L=\left\{ 0;1;2;3 \right\}\)

Bài 1.16 (Sách Toán Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, trang 14)

Cường giải thích không đúng.

Vì cách đặt tên cho các điểm A, B, C theo thứ tự từ dưới lên nên cây sào giống như tia số thẳng đứng hướng lên trên

\(\Rightarrow A < B < C\)

Ta lại có: \(148 < 150 < 153 \Rightarrow C < A < B\)

Vậy bạn đã giải thích sai và phải sửa lại thứ tự đánh dấu là C, A, B.

Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên. Ghi số tự nhiên (Sách Chân trời sáng tạo)

Bài 1. (Sách Chân trời sáng tạo, tập 1, trang 12)

a) \(15\in N\)

b) \(10,5\notin N*\)

c) \(\frac{7}{9}\notin N\)

d) \(100\in N\)

Bài 2. (Sách Chân trời sáng tạo, tập 1, trang 12)

a) Sai.

b) Sai.

c) Đúng.

d) Đúng.

Bài 3. (Sách Chân trời sáng tạo, tập 1, trang 12)

\(2756=2\times 1000+7\times 100+5\times 10+6\)

\(2023=2\times 1000+2\times 10+3\)

Bài 4. (Sách Chân trời sáng tạo, tập 1, trang 12)

Số tự nhiên

27

14

19

29

 

16

Số La Mã

XXVII

XIV

XIX

XXIX

 

XVI

 

Đánh giá (331)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy