ican
Soạn Văn 12
Ôn tập phần Làm văn (trang 182)

Soạn Ôn tập phần Làm văn

Văn 12 bài Soạn Ôn tập phần Làm văn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn Ôn tập phần Làm văn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

 

ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Những nội dung kiến thức cần ôn tập

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 182)

Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THPT và những yêu cầu cơ bản:

 

Các kiểu văn bản

Các yêu cầu cơ bản

Tự sựTrình bày sự việc, diễn biến truyện có quan hệ nhân quả nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ…
Thuyết minhTrình bày cấu tạo, đặc điểm, nguồn gốc, thuộc tính, kết quả của sự vật, sự việc giúp người đọc có nhận thức đúng đắn về đối tượng
Nghị luậnTrình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, cách đánh giá đối với các vấn đề xã hội, các quan điểm, lập luận
Các văn bản khác (báo chí, hành chính, quảng cáo, bảng tin, tổng kết)Các văn bản này có chức năng thông báo…

 

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 182)

Để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc sau:

- Tìm hiểu đề, xác định yêu cầu bài viết để tránh viết lạc đề, sai nội dung, hình thức.

- Tìm ý, chọn các ý chính cho bài văn, sắp xếp các ý.

- Lập dàn ý.

- Viết văn bản.

- Kiểm tra, chỉnh sửa.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 182)

a) Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường

- Nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng đọa lí hoặc một hiện tượng trong đời sống.

- Nghị luận văn học: bàn luận về một ý kiến văn học, một đoạn trích, tác phẩm văn học,...

Các đề tài đó có những điểm chung và riêng:

 

Đặc điểm

Nghị luận văn học

Nghị luận xã hội

GiốngTrình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá… các vấn đề nghị luận, sử dụng thao tác lập luận.
KhácNgười viết cần nắm vững khái niệm, kiến thức văn học, khả năng lí giải vấn đề, cảm thụ tác phẩm, hình tượng,...Người viết có vốn sống, hiểu biết thực tiễn, hiểu biết xã hội phong phú…

b) Lập luận trong văn nghị luận

- Lập luận gồm các yếu tố: luận điểm, luận cứ, thao tác, phương pháp lập luận.

- Luận điểm: tư tưởng cơ bản của bài văn nghị luận.

+ Luận cứ: bao gồm lí lẽ dẫn chứng để giải thích, chứng minh luận điểm.

+ Phương pháp lập luận: sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách khoa học, chặt chẽ.

+ Mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ: mối quan hệ liên kết chặt chẽ, luận cứ dùng để chứng minh và làm rõ cho luận điểm.

- Các yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ:

+ Lí lẽ phải có cơ sở, dựa trên chân lí được thừa nhận.

+ Lý lẽ dẫn chứng phải phục vụ đắc lực cho luận điểm.

- Thao tác lập luận cơ bản: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

- Lỗi thường gặp: sắp xếp lộn xộn luận điểm, lỗi chính tả, lỗi trình bày. Nêu luận cứ không xác thực, không có tính phổ biến, luận cứ không phù hợp với luận điểm.

c) Bố cục của bài văn nghị luận

Bố cục bài văn nghị luận: Gồm ba phần: mở, thân , kết thống nhất với nhau.

- Mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận, hướng người đọc, người nghe vào nội dung cần lập luận.

- Thân bài: thành phần chính của lập luận, triển khai các luận điểm, vấn đề bằng cách thích hợp.

- Kết bài: chốt vấn đề, nêu khái quát, làm nổi bật, gợi liên tưởng sâu sắc, rộng hơn.

d) Diễn đạt trong văn nghị luận

- Chặt chẽ, thuyết phục cả về lý trí, tình cảm.

- Cách dùng từ, viết câu linh hoạt, giọng văn trang trọng, nghiêm túc.

- Sử dụng phép tu từ hợp lý.

 

II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Các kiểu văn bản gồm tự sự, thuyết minh, nghị luận,... và các yêu cầu cơ bản của chúng.

- Các bước viết văn bản: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và kiểm tra lại.

- Các đề tài cơ bản của văn nghị luận, lập luận, bố cục, diễn đạt trong văn nghị luận.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 183)

  1. Tìm hiểu đề

 

Đề 1: Ba câu hỏi

Đề 2: Đất nước

Kiểu bài nghị luậnNghị luận xã hộiNghị luận văn học
Thao tác lập luận

Phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ

Những luận điểm cơ bản

-Trả lời câu hỏi Xô – rơ- rát sẽ nói với vị khách như thế nào?

- Giải thích ý nghĩa câu chuyện, bài học.

- Bàn luận về vấn đề.

- Bài học rút ra.

- Nêu nội dung chính của đoạn trích.

- Phân tích : nội dung, nghệ thuật.

 

  1. Lập dàn ý:

Đề 1:

- MB: Giới thiệu, dẫn dắt vào câu chuyện 3 câu hỏi. Nêu được khái quát bài học rút ra.

-TB:

+ Điền tiếp câu trả lời và phân tích ý nghĩa câu chuyện.

+ Lấy ví dụ chứng minh trong cuộc sống.

+ Bài học liên hệ bản thân.

- KB: kết luận lại vấn đề

Đề 2:

- MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích.

- TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )

- KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả.

c) Viết mở bài

Đề 1:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Lời nói rất quan trọng trong cuộc sống, đó là một phần quan trọng để người khác đánh giá chính bạn. Vậy nên khi nói bất cứ điều gì cần có tính xác thực, cần mang những điều tốt đẹp tới người khác và nói những điều cần thiết với người nghe. Đó cũng chính là thông điệp trong mẩu chuyện ngắn ba câu hỏi mà nhà triết học Xô- cơ – rát hỏi người khách.

Đề 2:

Tình yêu quê hương đất nước luôn là một chủ đề được rất nhiều nhà thơ nhà văn quan tâm. Nhưng mỗi người lại chọn một cách thể hiện tình yêu đó khác nhau. Nhưng để nói về tình yêu đất nước trọn vẹn hơn cả chắc chắn ta phải nhắc đến Nguyễn Khoa Điềm với bài thơ Đất nước. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.

d) Chọn một ý

“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa

Ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết

trồng tre mà đánh giặc.”

Mở đầu bài thơ tác giả đã giải thích nguồn gốc, cội nguồn của đất nước. Đất nước chẳng phải khái niệm trìu tượng hay khó giải thích gì. Đất nước đã có từ lâu, nó bắt nguồn từ những gì thân thường và bình dị nhất. Đấy nước hiện lên trong những câu chuyện cổ tích luôn bắt đầu bằng “ ngày xửa ngày xưa” mà mẹ vẫn thưởng hay kể. Đất nước bắt đầu từ những phong tục tập quán đã quá quen thuộc nhưng nó là nét đặc trưng riêng của một dân tộc. Tre – biểu tượng của làng quê Việt Nam cũng như con người Việt Nam, kiên cường bất khuất, “bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”. Đất nước bắt nguồn bằng vẻ đẹp thường nhật hằn sâu vào tiềm thức người Việt.

 

Gợi ý Văn 12 Soạn Ôn tập phần Làm văn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (363)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy