ican
Soạn Văn 12
Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Để học tốt Phần tiếng việt trong chương trình ngữ văn lớp 12, "Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm" do ICAN.VN biên soạn giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm và gợi ý luyện tập dễ hiểu nhất.

Ican

THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 129)

- Đoạn văn có 4 nhịp: 2 nhịp dài, 2 nhịp ngắn phối hợp diễn tả nội dung đoạn:

+ Hai nhịp dài: thể hiện lòng kiên trì và ý chí quyết tâm dân tộc trong đấu tranh vì tự do với thời gian dài.

+ Hai nhịp ngắn: khẳng định dứt khoát và đanh thép quyền tự do và độc lập của dân tộc

→ Tạo nên mối quan hệ nhân quả, hô ứng.

- Sự thay đổi thanh điệu cuối nhịp:

+ Kết thúc 3 nhịp đầu: thanh bằng và âm tiết mở tạo âm hưởng ngân vang, lan xa.

+ Nhịp cuối: thanh trắc và âm tiết khép, tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát, phù hợp với lời khẳng định.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 129)

Để tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liêng, đoạn văn phối hợp:

- Phép điệp (lặp từ ngữ, kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu (4/2/4/2) + phép đối (đối xứng từ ngữ, về nhịp điệu, về kết cấu ngữ pháp)

- Câu văn xuôi + có vần (Câu 1,2: bà / già, súng / súng)

- Nhịp ngắn, nhịp dài: câu 1, 4.

→ Tạo âm hưởng khi khoan thai, khi mạnh mẽ, thích hợp với lời kêu gọi cứu nước.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 130)

- Ngắt nhịp (dấu phẩy ở ba câu đầu) khi cần liệt kê.

- Câu 3:

+ Ngắt nhịp liên tiếp: như lời kể về từng chiến công của tre.

+ Nhịp ngắn trước, nhịp dài sau tạo âm hưởng du dương cho lời ngợi ca.

- Hai câu cuối: ngắt nhịp giữa chủ ngữ và vị ngữ.

+ Tạo âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát cho lời tuyên dương công trạng, khẳng định ý chí kiên cường và chiến công vẻ vang của tre.

+ Nhịp điệu nhanh, chậm thể hiện sự say sưa, tự hào đối với cây tre, đối với đất nước VN.

- Nhân hoá về từ vựng và sử dụng nhiều động từ đồng nghĩa với hoạt động cách mạng, cuối cùng lặp từ cũng là nhấn mạnh lời tuyên dương công trạng về “tre”.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Nhịp điệu, âm hưởng được tạo ra bởi nhiều yếu tố sự ngắt nhịp, sự phối hợp âm thanh, sự hoà phối của ngữ âm, từ ngữ...trong quá trình phân tích văn bản cần lưu ý về nhịp điệu âm hưởng đối với việc biểu đạt nội dung.

- Biện pháp tạo nhịp điệu: Tạo nhịp điệu là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi chính luận tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn, nhằm làm cho lí luận có sức thuyết phục mạnh mẽ.

- Biện pháp tạo âm hưởng: là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi nghệ thuật, trong đó người ta phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn tạo ra một âm hưởng hoà quyện với nội dung hình tượng của câu văn.

2. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh

- Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.

- Phân loại:

+ Điệp phụ âm đầu: Đây là biện pháp tu từ ngữ âm lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ.

+ Điệp vần: Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho cầu thơ.

+ Điệp thanh: Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 130)

- Lặp âm đầu gợi cảm giác về hình ảnh : hoa lựu như những đốm lửa nhỏ, đẹp và ẩn hiện trên đầu tường.

- Lặp âm đầu gợi cảm giác phản chiếu của bóng trăng như phát tán trong không gian và trên mặt nước.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 130)

- Vần ang – âm thanh mở lặp lại nhiều nhất, xuất hiện 7 lần

- Tác dụng:

+ Tạo cảm giác rộng lớn, chuyển động, kéo dài (đông – xuân)

+ Phù hợp với cảm xúc chung: mùa đông đang còn tiếp diễn vậy mà đã có lời mời gọi mùa xuân.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 130, 131)

Khung cảnh hiểm trở và sự giao sự gian lao vất vả được gợi ra nhờ:

- Nhịp điệu: 4/3 ở 3 câu đầu.

- Sự phối hợp: B – T ở 3 câu đầu

+ Câu 1: Thiên về vần T

→ Gợi không gian hiểm trở, mang màu sắc hùng tráng, mạnh mẽ.

+ Câu 4: Thiên về vần B

→ Gợi không khí rộng lớn, thoáng đãng trước mắt khi vượt qua con đường gian lao, vất vả.

- Từ láy gợi hình, phép đối, phép lặp, phép nhân hoá (súng ngửi trời).

- Lặp cú pháp: câu 1 và 3.

Hy vọng rằng bài học về "Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm" sẽ giúp các em thực hành tiếng việt tốt hơn trong quá trình học Ngữ văn lớp 12.

Đánh giá (215)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy