ican
Soạn Văn 12
Tây Tiến

Soạn bài Tây Tiến

Bài thơ "Tây Tiến" trong chương trình Ngữ văn 12 là bài thơ vô cùng đặc sắc và quan trọng mà bất kì học sinh nào cũng cần nắm rõ. Ở bài học này, Ican.vn cung cấp kiến thức trọng tâm giúp các em tiếp thu và hiểu sâu hơn về tác phẩm này.

Ican

TÂY TIẾN

(Quang Dũng)

 

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 90)

* Bài thơ chia làm bốn phần:

- Phần 1 (từ câu 1 đến câu 14): Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và chặng đường hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Tiến.

- Phần 2 (từ câu 15 đến câu 22): Nỗi nhớ những kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng, trữ tình.

- Phần 3 (từ câu 23 đến câu 30): Nỗi nhớ đoàn binh Tây Tiến.

- Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến.

* Mạch liên kết giữa các đoạn:

Nỗi nhớ liên kết các đoạn trong tác phẩm: Trong nỗi nhớ, thiên nhiên miền Tây hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình, kéo theo đó là những kỉ niệm về đồng đội, về đoàn binh Tây Tiến và con người miền Tây mộc mạc, ấm áp. Từ nỗi nhớ da diết ấy, tác giả khẳng định sẽ mãi gắn bó với Tây Tiến.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 90)

* Bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt

Cảnh vật hiện ra hùng vĩ, hiểm trở mở ra trong nhiều chiều không gian, thời gian:

- Những địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông gợi một vùng xa xôi, hẻo lánh.

- Thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” gợi sự dữ dội hiểm nguy diễn ra liên tục thường trực với con người.

- Thời tiết khắc nghiệt: “sương lấp đoàn quân mỏi”, “mưa xa khơi”.

- Địa hình nhiều đèo dốc hiểm trở:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi..”

Điệp từ “dốc”, “ngàn thước” kết hợp với việc sử dụng nhiều từ láy giàu chất tạo hình (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút) cùng những câu thơ toàn thanh trắc, nghệ thuật đối,… đã vẽ nên một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng miền Tây.

- Thiên nhiên còn mang vẻ hoang sơ, kì bí: “thác gầm thét”, “cọp trêu người”.

* Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên với vẻ bi tráng

- Đó là những chiến sĩ vượt qua bao chặng đường gian khổ với bao nhiêu hi sinh mất mát

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

- Đó còn là những người lính bất khuất, ngang tàn, dũng cảm, đồng thời toát lên vẻ hào hoa, chất nghệ sĩ: “không bước nữa”, “bỏ quên đời”.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 90)

* Con người hiện lên trong kỉ niệm về đêm liên hoan văn nghệ ấm áp tình quân dân

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

- Cụm từ “Bừng lên hội đuốc hoa” gợi lên cảnh doanh trại sáng bừng bởi ánh đuốc, tưng bừng bởi tiếng nhạc, khèn, điệu múa.

- Hai chữ “Kìa em” diễn tả sự sung sướng, ngạc nhiên của các chàng trai Tây Tiến.

- Bức tranh buổi liên hoan đầy âm thanh, màu sắc:

+ Những cô gái miền Tây bất ngờ xuất hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy.

+ Dáng vẻ dịu dàng, tình tứ trong điệu múa hòa cùng tiếng nhạc.

→ Bốn câu thơ đã tái hiện lại đêm liên hoan văn nghệ diễn ra thật tưng bừng vui vẻ, ấm áp tình quân dân. Từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến.

* Cảnh sông nước mênh mang, mờ ảo

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- Những từ ngữ “chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ” đã vẽ lại cảnh thiên nhiên hoang sơ, vắng lặng.

- Nổi bật trên dòng sông huyền ảo, mênh mang ấy là dáng hình mềm mại uyển chuyển của những cô gái trên chiếc thuyền độc mộc.

- Như hoà hợp với con người, những cánh hoa rừng cũng “đong đưa”, làm duyên trên dòng nước lũ.

→ Quang Dũng đã vẽ lên một bức tranh sông nước thơ mộng, trữ tình. Chất thơ và chất hoạ, chất nhạc hoà quyện không chỉ làm hiện lên vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cảnh và người hòa hợp, cái hồn thiêng liêng của cảnh vật.

Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 90)

a. Ngoại hình

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

- Hình ảnh “không mọc tóc” gợi ra sự thật nghiệt ngã nhưng đậm chất ngang tàn của người lính Tây Tiến.

- Hình ảnh “quân xanh màu lá” gợi lên dáng vẻ xanh xao tiều tuỵ vì sốt rét, vì sốt rét nhưng vẫn toát lên dáng vẻ oai như những con hổ chốn rừng thiêng, làm nổi bật tính cách dũng cảm của người lính.

b. Tâm hồn

- Sự oai phong lẫm liệt còn được thể hiện qua ánh mắt. “Mắt trừng” là ánh mắt dữ dội, rực cháy căm hờn, mang mộng ước giết kẻ thù.

- Nét đẹp lãng mạn trong tâm hồn người lính Tây Tiến:

“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Từ ngữ trang trọng khi nói về vẻ đẹp các cô gái Hà Nội: bên trong cái dáng vẻ oai hùng, dữ dằn là trái tim, là tâm hồn khao khát yêu đương.

c. Lí tưởng chiến đấu

- Vẻ đẹp bi tráng còn được thể hiện qua khí phách người lính: Lí tưởng anh hùng lãng mạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, quyết tâm hiến dâng sự sống cho đất nước.

“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

d. Sự hi sinh

- Các từ Hán Việt cổ kính, trang trọng “biên cương”, “mồ viễn xứ” tạo không khí trang trọng, âm hưởng bi hùng làm giảm đi hình ảnh của những nấm mồ chiến sĩ nơi rừng hoang biên giớii lạnh lẽo, hoang vu.

- Từ ngữ ước lệ “áo bào” gợi lên vẻ đẹp bi tráng của sự hi sinh: nhìn cái chết của đồng đội giữa chiến trường thành sự hi sinh rất sang trọng của người anh hùng chiến trận.

- Biện pháp nói giảm: “anh về đất” nhằm giảm sự bi thương khi nói về cái chết của người lính Tây Tiến.

- Biện pháp cường điệu:

“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Thiên nhiên đã tấu lên khúc nhạc hùng tráng đưa tiễn người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ra đi trong khúc nhạc vĩnh hằng

→ Bằng những câu thơ mang âm hưởng bi tráng, đoạn thơ khắc họa chân dung người lính từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là tính cách hào hoa lãng mạn – Những con người đã làm nên vẻ đẹp hào khí của một thời.

Câu 5. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 90)

- Bài thơ kết thúc bằng 4 câu thơ nói lời nhắn gửi mà như lời thề son sắt. Lời thề của những người lính Tây Tiến sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, trở về đất nước quê hương; thề với những đồng đội đã hi sinh trên đất bạn, thề với lòng mình, với quá khứ hào hùng.

- Cách nói “người đi không hẹn ước”, “hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, “mùa xuân chia phôi thăm thẳm”, “lên Tây Tiến” chính là thể hiện tâm trạng buồn thương, luyến nhớ, bâng khuâng khi nghĩ về một khoảng thời gian ăm ắp kỉ niệm, về những địa danh, về cuộc hành quân tiến về phía Tây lịch sử... giờ đây và mãi mãi suốt đời không thể nào quên.

- Câu kết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” thể hiện tinh thần “một đi không trở lại” gợi không khí một thời đại ra đi kháng chiến “thà chết chớ lui” của tuổi trẻ VN trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Nội dung:

Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.

1.1. Hình tượng thiên nhiên miền Tây

* Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên miền Tây

Cảnh vật hiện ra hùng vĩ, hiểm trở mở ra trong nhiều chiều không gian, thời gian:

- Những địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông gợi một vùng xa xôi, hẻo lánh.

- Thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” gợi sự dữ dội hiểm nguy diễn ra liên tục thường trực với con người.

- Thời tiết khắc nghiệt: “sương lấp đoàn quân mỏi”, “mưa xa khơi”.

- Địa hình nhiều đèo dốc hiểm trở:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi..”

Điệp từ “dốc”, “ngàn thước” kết hợp với việc sử dụng nhiều từ láy giàu chất tạo hình (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút) cùng những câu thơ toàn thanh trắc, nghệ thuật đối,… đã vẽ nên một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng miền Tây.

- Thiên nhiên còn mang vẻ hoang sơ, kì bí: “thác gầm thét”, “cọp trêu người”.

* Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên miền Tây

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- Những từ ngữ “chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ” đã vẽ lại cảnh thiên nhiên hoang sơ, vắng lặng.

- Nổi bật trên dòng sông huyền ảo, mênh mang ấy là dáng hình mềm mại uyển chuyển của những cô gái trên chiếc thuyền độc mộc.

- Như hoà hợp với con người, những cánh hoa rừng cũng “đong đưa”, làm duyên trên dòng nước lũ.

→ Quang Dũng đã vẽ lên một bức tranh sông nước thơ mộng, trữ tình. Chất thơ và chất hoạ, chất nhạc hoà quyện không chỉ làm hiện lên vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cảnh và người hòa hợp, cái hồn thiêng liêng của cảnh vật.

1.2. Hình tượng người lính Tây Tiến

* Vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được thể hiện qua:

- Trên chặng đường hành quân gian khổ, những người lính hiện lên bất khuất, ngang tàn, dũng cảm, đồng thời toát lên vẻ hào hoa, chất nghệ sĩ: “không bước nữa”, “bỏ quên đời”.

- Trong đêm liên hoan văn nghệ: nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến.

- Nét đẹp lãng mạn trong tâm hồn người lính Tây Tiến:

“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Từ ngữ trang trọng khi nói về vẻ đẹp các cô gái Hà Nội: bên trong cái dáng vẻ oai hùng, dữ dằn là trái tim, là tâm hồn khao khát yêu đương.

* Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được thể hiện qua:

- Dáng vẻ, ngoại hình oai phong, lẫm liệt

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

+ Hình ảnh “không mọc tóc” gợi ra sự thật nghiệt ngã nhưng đậm chất ngang tàn của người lính Tây Tiến.

+ Hình ảnh “quân xanh màu lá” gợi lên dáng vẻ xanh xao tiều tuỵ vì sốt rét, vì sốt rét nhưng vẫn toát lên dáng vẻ oai như những con hổ chốn rừng thiêng, làm nổi bật tính cách dũng cảm của người lính.

- Lí tưởng chiến đấu

Vẻ đẹp bi tráng còn được thể hiện qua khí phách người lính: Lí tưởng anh hùng lãng mạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, quyết tâm hiến dâng sự sống cho đất nước.

“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

- Sự hi sinh

+ Đó là những chiến sĩ vượt qua bao chặng đường gian khổ với bao nhiêu hi sinh mất mát

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

+ Các từ Hán Việt cổ kính, trang trọng “biên cương”, “mồ viễn xứ” tạo không khí trang trọng, âm hưởng bi hùng làm giảm đi hình ảnh của những nấm mồ chiến sĩ nơi rừng hoang biên giớii lạnh lẽo, hoang vu.

+ Từ ngữ ước lệ “áo bào” gợi lên vẻ đẹp bi tráng của sự hi sinh: nhìn cái chết của đồng đội giữa chiến trường thành sự hi sinh rất sang trọng của người anh hùng chiến trận.

+ Biện pháp nói giảm: “anh về đất” nhằm giảm sự bi thương khi nói về cái chết của người lính Tây Tiến.

+ Biện pháp cường điệu:

“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Thiên nhiên đã tấu lên khúc nhạc hùng tráng đưa tiễn người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ra đi trong khúc nhạc vĩnh hằng

→ Bằng những câu thơ mang âm hưởng bi tráng, đoạn thơ khắc họa chân dung người lính từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là tính cách hào hoa lãng mạn – Những con người đã làm nên vẻ đẹp hào khí của một thời.

2. Nghệ thuật:

- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.

- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,…

- Kết hợp chất hợp và chất họa.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 90)

- Bút pháp tác giả sử dụng trong bài là bút pháp lãng mạn là chủ yếu:

+ Thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh và sâu đậm về những cái dữ dội, thơ mộng, tuyệt mĩ

- So sánh với bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu:

+ Đồng chí sử dụng bút pháp tả thực làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, chân chất của những anh lính xuất phát từ vùng quê nghèo

+ Các chi tiết miêu tả chân dung người lính đều chân thật, giống thực tế, họ luôn cùng lí tưởng chiến đấu nên chia sẻ cùng nhau những gian khổ đời lính

+ Tây Tiến của quang Dũng miêu tả, tái hiện hình ảnh Tây Bắc dữ dội, hoang sơ nhưng lại hết sức mơ mộng

+ Tác giả chú trọng nét độc đáo, khác thường làm nổi bật vẻ hào hoa, kiêu hùng của người lính chiến

Bài 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 90)

Chân dung người lính Tây Tiến:

- Mang vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn có sức lôi cuốn với người đọc.

- Ngòi bút của Quang Dũng những người lính Tây Tiến hiện ra oai phong, dữ dội khác thường.

- Những cái gian khổ, thiếu thốn có thể làm hao mòn, tiều tụy dáng hình bên ngoài nhưng sức mạnh nội lực từ bên trong của họ khiến mọi người cảm phục

+ Trong khó khăn vẫn hướng về những điều tốt đẹp, lãng mạn.

- Chất bi tráng của người lính Tây Tiến:

+ Tác giả nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không hề bi lụy, đau thương trái lại còn kiên cường, lãng mạn.

+ Khi nói về cái chết, tác giả miêu tả thật sang trọng, cái chết tạo ra sự cảm thương sâu sắc từ thiên nhiên.

+ Phản ánh sự kết hợp tài tình hình tượng tập thể người lính Tây Tiến với sự miêu tả vẻ đẹp tinh thần của con người.

→ Hình ảnh người lính Tây Tiến được miêu tả mang đậm chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lý tưởng, mang dáng dấp của người anh hùng thời đại.

Hy vọng rằng với những gợi ý trên, các em có thể dễ dàng cảm nhận được nội dung và ý nghĩa của tác phẩm "Tây Tiến" trong chương trình ngữ văn 12.

Đánh giá (434)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy