ican
Soạn Văn 12
Sóng

Soạn bài Sóng

Văn 12 bài soạn bài Sóng: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, soạn bài Sóng giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

SÓNG

- Xuân Quỳnh -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 156)

- Bài thơ mô phỏng âm điệu, nhịp điệu dạt dào, mênh mông của những con sóng ngoài biển khơi, lúc dịu êm nhẹ, dịu nhàng, lúc ào ạt, mạnh mẽ.

- Âm điệu, nhịp điệu này được tạo nên bởi các yếu tố:

+ Thể thơ: ngũ ngôn với những câu thơ ngắn được ngắt nhịp linh hoạt mô phỏng sự đa dạng của những nhịp sóng.

+ Cặp đối xứng xuất hiện liên tiếp tựa như những đợt sóng nối tiếp nhau vào dào dạt:

  • Đối trong câu: “dữ dội” >< “dịu êm”, “ồn ào” >< “lặng lẽ”.
  • Giữa các câu: “Dữ dội và dịu êm” >< “Ồn ào và lặng lẽ”.

+ Sự trở lại hồi hoàn như một điệp khúc của hình tượng sóng trong bài thơ tạo nên âm hưởng triền miên của nhiều đợt sóng.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 156)

* Hình tượng sóng là hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ. Song song cùng hình tượng “sóng" là hình tượng “em".

- Ở khổ 1 và 2, sóng được đặt trong trạng thái đối cực: dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ gợi sự liên tưởng đến trạng thái tâm lí của tình yêu “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. Dường như sóng không chấp nhận được sự nhỏ hẹp của lòng sông mà phải toả ra với cái rộng dài: biển cả. Bước đi của sóng cũng là hành trình tìm đến khát vọng - khát vọng tự nhiên, chân chính, vươn tới cái đẹp, cái vĩnh hằng, trường tồn và bất tử. Khát vọng vươn ra tận bể của con sóng chính là khát vọng của tình yêu, khát vọng muôn đời của con người.

- Khổ 3 và 4, từ hình tượng sóng nhà thơ đã nhận thức về tình yêu mình - Tình yêu sánh ngang biển lớn, sáng ngang cuộc đời. Với hình thức nghi vấn, nhà thơ thể hiện nỗi băn khoăn đi tìm cội nguồn của sóng, của tình yêu nhưng bất lực.

- Khổ 5, 6, 7: Nỗi nhớ trong tình yêu được diễn tả bằng những liên tưởng so sánh, độc đáo thú vị. Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu là thường trực: khi thức, ngủ, da diết, mãnh liệt giống như sóng dù ở “lòng sâu” hay “mặt nước” vẫn không nguôi nhớ bờ. Trong nỗi nhớ da diết này, nhà thơ thể hiện sự thuỷ chung tuyệt đối, niềm tin son sắt vào tình yêu - cuộc sống: Tình yêu nào rồi cũng đến bến bờ hạnh phúc.

- Khổ 8: Câu thơ mang màu sắc triết lí, thể hiện sự lo âu, trăn trở: “Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua”. Niềm lo âu, sự nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Thể hiện niềm khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại - ý thức sâu sắc về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh khó bền của chặt của tình tình yêu, hạnh phúc.

- Khổ 9: Thể hiện ước nguyện chân thành được hoà mình vào biển lớn, vào tình yêu cuộc đời. Đó là khát vọng sống hết mình cho tình yêu với sự hi sinh, dâng hiến.

* Như vậy, sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 156, 157)

- Hai hình tượng “sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân đôi ra để soi chiếu vào nhau, làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo nên sự âm vang cộng hưởng.

- Qua hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể, vừa sinh động những trạng thái tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực yêu đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.

- Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn với những con sóng. Sự tương đồng đó là:

+ Đa dạng, muôn hình muôn vẻ:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ"

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước"

+ Không rõ cội nguồn, không thể cắt nghĩa:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?

+ Mãnh liệt, sâu sắc:

Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

+ Thủy chung:

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương

+ Cứ như thế, sóng và em xoắn xuýt, sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập với nhau, hoà tan với nhau ở khổ thơ kết thúc:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển Lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng sóng của Xuân Quỳnh.

- Với nghệ thuật xây dựng hình tượng sóng đôi: sóng và em - âm điệu dào dạt, bài thơ là bản tình ca ca ngợi tình yêu chân thành, mãnh liệt, thủy chung, thể hiện tâm hồn đôn hậu mà trẻ trung, sôi nổi trong khát vọng tình yêu, hạnh phúc.

Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 157)

Đó là một tâm hồn rất chân thành, sôi nổi và mạnh mẽ, hết mình trong tình yêu. Tâm hồn ấy mạnh dạn thành thực tự bộc lộ nhưng vẫn đầy nữ tính và rất thủy chung, nhạy cảm với cái hữu hạn của cuộc đời nên khát khao một tình yêu vĩnh hằng.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Âm hưởng, nhịp điệu

- Bài thơ mô phỏng âm điệu, nhịp điệu dạt dào, mênh mông của những con sóng ngoài biển khơi, lúc dịu êm nhẹ, dịu nhàng, lúc ào ạt, mạnh mẽ.

- Âm điệu, nhịp điệu này được tạo nên bởi các yếu tố:

+ Thể thơ: ngũ ngôn với những câu thơ ngắn được ngắt nhịp linh hoạt mô phỏng sự đa dạng của những nhịp sóng.

+ Cặp đối xứng xuất hiện liên tiếp tựa như những đợt sóng nối tiếp nhau vào dào dạt:

  • Đối trong câu: “dữ dội” >< “dịu êm”, “ồn ào” >< “lặng lẽ”.
  • Giữa các câu: “Dữ dội và dịu êm” >< “Ồn ào và lặng lẽ”.

+ Sự trở lại hồi hoàn như một điệp khúc của hình tượng sóng trong bài thơ tạo nên âm hưởng triền miên của nhiều đợt sóng.

2. Hình tượng “sóng” và “em”

* Hình tượng sóng là hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ. Song song cùng hình tượng “sóng" là hình tượng “em".

- Ở khổ 1 và 2, sóng được đặt trong trạng thái đối cực: dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ gợi sự liên tưởng đến trạng thái tâm lí của tình yêu "Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể". Dường như sóng không chấp nhận được sự nhỏ hẹp của lòng sông mà phải toả ra với cái rộng dài: biển cả. Bước đi của sóng cũng là hành trình tìm đến khát vọng - khát vọng tự nhiên, chân chính, vươn tới cái đẹp, cái vĩnh hằng, trường tồn và bất tử. Khát vọng vươn ra tận bể của con sóng chính là khát vọng của tình yêu, khát vọng muôn đời của con người.

- Khổ 3 và 4, từ hình tượng sóng nhà thơ đã nhận thức về tình yêu mình - Tình yêu sánh ngang biển lớn, sáng ngang cuộc đời. Với hình thức nghi vấn, nhà thơ thể hiện nỗi băn khoăn đi tìm cội nguồn của sóng, của tình yêu nhưng bất lực.

- Khổ 5, 6, 7: Nỗi nhớ trong tình yêu được diễn tả bằng những liên tưởng so sánh, độc đáo thú vị. Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu là thường trực: khi thức, ngủ, da diết, mãnh liệt giống như sóng dù ở “lòng sâu” hay “mặt nước” vẫn không nguôi nhớ bờ. Trong nỗi nhớ da diết này, nhà thơ thể hiện sự thuỷ chung tuyệt đối, niềm tin son sắt vào tình yêu - cuộc sống: Tình yêu nào rồi cũng đến bến bờ hạnh phúc.

- Khổ 8: Câu thơ mang màu sắc triết lí, thể hiện sự lo âu, trăn trở: "Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua". Niềm lo âu, sự nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Thể hiện niềm khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại - ý thức sâu sắc về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh khó bền của chặt của tình tình yêu, hạnh phúc.

- Khổ 9: Thể hiện uớc nguyện chân thành được hoà mình vào biển lớn, vào tình yêu cuộc đời. Đó là khát vọng sống hết mình cho tình yêu với sự hi sinh, dâng hiến.

* Như vậy, “sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu.

- Hai hình tượng “sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân đôi ra để soi chiếu vào nhau, làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo nên sự âm vang cộng hưởng.

- Qua hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể, vừa sinh động những trạng thái tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực yêu đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ năm chữ, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm.

- Kết cấu song trùng và việc xây dựng thành công hai hình tượng “sóng” và “em”.

- Nghệ thuật nhân hóa, đối lập,…

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài tập. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 157)

- Biển (Xuân Diệu)

- Thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa)

 

Gợi ý Văn 12 soạn bài Sóng do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

 

Đánh giá (259)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy