ican
Soạn Văn 12
Người lái đò Sông Đà (trích)

Soạn bài Người lái đò sông Đà

Văn 12 bài Soạn bài Người lái đò sông Đà: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Người lái đò sông Đà giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

- Nguyễn Tuân -

 

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 192)

Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà:

- Miêu tả dòng sông chi tiết, cụ thể, rất sinh động và thực tế.

- Sông Đà giống như một nhân vật có hai tính cách mâu thuẫn nhau đó là hung bạo và trữ tình.

- Nguyễn Tuân đã vận dụng nhiều tri thức của các ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau để miêu tả dòng sông và con người.

- Miêu tả từ nhiều góc độ quan sát độc đáo: từ trên máy bay, trực tiếp ngồi trên thuyền.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 192)

Các biện pháp nghệ thuật được tác giả dùng để khắc họa hình ảnh của một con sông Đà hung bạo là:

- Biện pháp so sánh:

+ Bờ sông, dựng vách thành… có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách như con hàng động huyền bí

+ Khung cảnh mênh mông hàng cây số nước đá… như lúc nào cũng đòi nợ xuýt

+ Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu.

+ Nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre,..

- Biện pháp nhân hóa:

+ Mặt nước hò la vang dậy... ùa vào bẻ gãy cán chèo, cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt lá xanh lè..

+ Tiếng nước réo nghe như oán trách, lúc như van xin, khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo

- Các cấu trúc câu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm.

→ Các biện pháp tu từ khiến cho dòng sông Đà trở nên nổi bật với sức mạnh hoang dại, vẻ hùng vĩ, sự dữ tợn, táo bạo trước góc miêu tả tinh tế của tác giả.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 192)

- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được thể hiện qua những góc nhìn khác nhau khi thì từ trên cao xuống, lúc lại được quan sát từ xa đến gần, khi thì là quan sát cận cảnh.

- Miêu tả những nét trữ tình của sông Đà, Nguyễn Tuân có cách liên tưởng bất ngờ:

+ “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình,, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.”

+ “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”

+ Con sông giống như “một cố nhân” lâu ngày gặp lại.

+ Nắng cũng “giòn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”

“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”

+ Bờ sông “hoang dại”“hồn nhiên” như “một bờ tiền sử”, phảng phất “nỗi niềm cổ tích”.

+ Sự im lặng thì tịch mịch đến nỗi con người thèm được giật mình: “Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp - lê của một chuyến xe lửa đầu tiên”

+ “Con hươu thơ ngộ” trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời: “Hươu vểnh tai nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”

+ Đàn cá dầm xanh: “quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”

+ Con thuyền: lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ như “một người tình nhân chưa quen biết”.

- Những hình ảnh dịu dàng trong sáng đầy thi vị: màu nắng tháng ba Đường thi, con hươu, tiếng còi sương, tiếng các đập nước...

Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 192, 193)

Hình tượng người lái đò được xây dựng với những nét đẹp điển hình

- Người lái đò là một người anh hùng trên sông nước.

+ Vượt thạch trận sông Đà đã chứng minh sự dũng cảm, kiên cường của nhân vật: Ông nắm chắc từng luồng nước, từng con sóng, binh pháp của thần sông thần đá.

+ Ông thuộc lòng từng cửa sinh, cửa tử, từng đá hòn đá tảng, từng cái hút nước trên thạch trận.

+ Hình dung ra bộ mặt dữ tợn của nước, đá, sóng, gió, cảm nhận được thái độ giận dữ, tâm trạng cáu kỉnh của nó để rồi có những sách lược chiến thắng từng con thác, từng tảng đá. Phân tích qua về thạch trận Sông Đà để làm rõ luận điểm trên

- Người lái đò là một người nghệ sĩ.

+ Những hành động đều nhanh gọn, dứt khoát và điêu luyện. “Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép, vút, vút… Cửa ngoài rồi cửa trong cùng. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được.”

- Người lái đò là một người lao động bình dị đã cống hiến thầm lặng mà cao cả. Người lái đò là biểu tượng cho những con người say mê với công việc, tình yêu với nghề nghiệp mà bất chấp hiểm nguy, vất vả. Nguyễn Tuân không gọi nhân vật với cái tên cụ thể, chỉ đơn giản là “ông lái đò”, tên gọi gắn liền với nghề nghiệp để khắc họa hình ảnh người lao động bình dị giống bao người khác.

⇒ Chính ý chí, tài năng đã đưa con người tới thắng lợi trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đó chính là những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung.

Câu 5. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 193)

- "Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hang cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cồn cuộn luồn gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây".

→ Những từ ngữ ngắn được đặt liên tiếp, ngăn cách bởi dấu phẩy, cùng phép lặp từ “xô” được sử dụng liên tiếp. Âm thanh của câu văn như hòa cùng cái dữ dội, cuộn trào của thác nước, mà sôi réo rắt người ta, thúc giục người ta.

- "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa".

→ Bờ sông Đà được miêu tả bằng những câu văn đậm xúc cảm hoài niệm. Cái hoang dại của dòng sông được so sánh với nét hoang sơ của bờ tiền sử, cái trẻ trung của dòng sông được so sánh với nỗi niềm hồn nhiên của cổ tích. Nguyễn Tuân rất có tài khi sử dụng các biện pháp so sánh. Câu văn đưa người đọc trở về với một thời quá vãng xa xưa, sông Đà được khoác lên tấm áo lung linh, huyền ảo, gợi lên một nét đẹp yên bình, tho mộng, gần gũi và thân thiết.

- "Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân".

→ Vế A của phép so sánh là dòng sông Đà thông qua từ so sánh như, so sánh với vế B là một sự vật vô hình trừu tượng “áng tóc trữ tình". Nếu áng tóc là sự vật cụ thể thì áng tóc trữ tình lại là một khái niệm trừu tượng. Tác giả đã dùng hình ảnh áng tóc trữ tình để nói lên vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông. Nhìn con sông Đà tuôn dài, nhà văn có cảm tưởng đó như một áng tóc. Phép so sánh độc đáo này đã tôn lên vẻ đẹp mềm mại, thơ mộng và hiền hoà của dòng sông. Dòng sông ấy hiền hoà, thơ mộng gợi bao cảm hứng trữ tình, cảm hứng thơ với các du khách.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Hình tượng sông Đà

a. Một con sông hùng vĩ, dữ dội

Các biện pháp nghệ thuật được tác giả dùng để khắc họa hình ảnh của một con sông Đà hung bạo là:

- Biện pháp so sánh:

+ Bờ sông, dựng vách thành… có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách như con hàng động huyền bí

+ Khung cảnh mênh mông hàng cây số nước đá… như lúc nào cũng đòi nợ xuýt

+ Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu.

+ Nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre,..

- Biện pháp nhân hóa:

+ Mặt nước hò la vang dậy... ùa vào bẻ gãy cán chèo, cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt lá xanh lè..

+ Tiếng nước réo nghe như oán trách, lúc như van xin, khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo

- Các cấu trúc câu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm.

→ Các biện pháp tu từ khiến cho dòng sông Đà trở nên nổi bật với sức mạnh hoang dại, vẻ hùng vĩ, sự dữ tợn, táo bạo trước góc miêu tả tinh tế của tác giả.

b. Một con sông thơ mộng, trữ tình

- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được thể hiện qua những góc nhìn khác nhau khi thì từ trên cao xuống, lúc lại được quan sát từ xa đến gần, khi thì là quan sát cận cảnh.

- Miêu tả những nét trữ tình của sông Đà, Nguyễn Tuân có cách liên tưởng bất ngờ:

+ “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình,, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.”

+ “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”

+ Con sông giống như “một cố nhân” lâu ngày gặp lại.

+ Nắng cũng “giòn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”

“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”

+ Bờ sông “hoang dại”“hồn nhiên” như “một bờ tiền sử”, phảng phất “nỗi niềm cổ tích”.

+ Sự im lặng thì tịch mịch đến nỗi con người thèm được giật mình: “Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp - lê của một chuyến xe lửa đầu tiên”

+ “Con hươu thơ ngộ” trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời: “Hươu vểnh tai nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”

+ Đàn cá dầm xanh: “quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”

+ Con thuyền: lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ như “một người tình nhân chưa quen biết”.

- Những hình ảnh dịu dàng trong sáng đầy thi vị: màu nắng tháng ba Đường thi, con hươu, tiếng còi sương, tiếng các đập nước...

2. Hình tượng người lái đò sông đà

Hình tượng người lái đò được xây dựng với những nét đẹp điển hình

- Người lái đò là một người anh hùng trên sông nước.

+ Vượt thạch trận sông Đà đã chứng minh sự dũng cảm, kiên cường của nhân vật: Ông nắm chắc từng luồng nước, từng con sóng, binh pháp của thần sông thần đá.

+ Ông thuộc lòng từng cửa sinh, cửa tử, từng đá hòn đá tảng, từng cái hút nước trên thạch trận.

+ Hình dung ra bộ mặt dữ tợn của nước, đá, sóng, gió, cảm nhận được thái độ giận dữ, tâm trạng cáu kỉnh của nó để rồi có những sách lược chiến thắng từng con thác, từng tảng đá. Phân tích qua về thạch trận Sông Đà để làm rõ luận điểm trên

- Người lái đò là một người nghệ sĩ.

+ Những hành động đều nhanh gọn, dứt khoát và điêu luyện. “Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép, vút, vút… Cửa ngoài rồi cửa trong cùng. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được.”

- Người lái đò là một người lao động bình dị đã cống hiến thầm lặng mà cao cả. Người lái đò là biểu tượng cho những con người say mê với công việc, tình yêu với nghề nghiệp mà bất chấp hiểm nguy, vất vả. Nguyễn Tuân không gọi nhân vật với cái tên cụ thể, chỉ đơn giản là “ông lái đò”, tên gọi gắn liền với nghề nghiệp để khắc họa hình ảnh người lao động bình dị giống bao người khác.

⇒ Chính ý chí, tài năng đã đưa con người tới thắng lợi trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đó chính là những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung.

3. Nghệ thuật:

- Sự công phu trong lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hoá và những kì tích lao động của con người.

- Nguyễn Tuân đã vận dụng nhiều tri thức của các ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau để miêu tả dòng sông và con người.

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,...

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 193)

Học sinh tìm và đọc trọn vẹn tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân.

Bài 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 193)

Đoạn văn:

(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)

Gợi ý:

* Nội dung chính của đoạn văn bản trên: Miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà khi nhìn từ trên cao.

- Câu văn Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân :

+ Biện pháp tu từ so sánh: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình.

+ Phối thanh: đa số là thanh Bằng (B)

→ Hiệu quả nghệ thuật: So sánh sông Đà với áng tóc trữ tình và phối thanh nhiều thanh bằng, Nguyễn Tuân đã gợi vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông, tràn đầy sức sống của một thiếu nữ đang độ xuân thì, vừa kiều diễm, vừa hoang dại, man sơ. Qua đó, tác giả thể hiện cái nhìn yêu mến tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.

- Quan sát nhiều lần để nhận thấy màu nước sông Đà biến đổi theo mùa:

“Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”

- Ý nghĩa từ láy được sử dụng trong đoạn văn bản : Từ láy lừ lừ mang sắc thái của một con người trầm mặc, tính cách tĩnh lặng, được nhà văn miêu tả như mặt một người đang bầm đi vì rượu bữa hay giận dữ, bực bội khi thu về. Cách dùng từ như vậy khiến dòng sông không chỉ là vật thể tĩnh lặng mà còn có sắc thái cảm xúc như con người.

 

Gợi ý Văn 12 Soạn bài Người lái đò sông Đà do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (405)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy