ican
Soạn Văn 12
Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống lớp 12

Ngữ Văn 12: Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống lớp 12 chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 12 tốt hơn

Ican

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. HƯỚNG TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý

1. Tìm hiểu đề

- Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến về việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân: vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” chăm sóc cho những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối.

- Bài viết cần có những luận điểm, được sắp xếp như sau:

+ Việc làm của Nguyễn Hữu Ân là một tấm gương về lòng nhân hậu, vị tha, sẵn sàng cống hiến của thanh niên.

+ Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân là một hiện tượng sống đẹp, thế hệ ngày nay cần có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.

+ Bên cạnh đó, còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán, “lãng phí chiếc bánh thời gian vào những việc vô bổ”.

+ Bài học: Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn.

- Những dẫn chứng nên chọn:

+ Một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự như Nguyễn Hữu Ân: dạy học ở các lớp tình thương, giúp đỡ người tàn tật có hoàn cảnh neo đơn, tham gia phong trào tình nguyện…

+ Một số việc làm đáng phê phán của thanh niên học sinh: bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe…

- Những thao tác cần vận dụng: phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài:

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.

- Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.

- Trích dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai?”.

b. Thân bài:

- Tóm tắt hiện tượng: Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người ung thư giai đoạn cuối.

- Phân tích hiện tượng: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay:

+ Hiện tượng này chứng tỏ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống Lá lành đùm lá rách, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của cha ông xưa.

+ Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân tiêu biểu cho lối sống đẹp, tình yêu thương con người của thanh niên ngày nay.

+ Một số tấm gương tương tự.

- Bình luận:

+ Đánh giá chung về hiện tượng: Đa số thanh niên Việt Nam có ý thức tốt với việc làm của mình, có hành vi ứng xử đúng đắn, có tấm lòng nhân đạo, bao dung. Không chỉ vì một số ít thanh niên có thái độ và việc làm không hợp lí mà đánh giá sai toàn bộ thanh niên.

+ Phê phán: Một vài hiện tượng tiêu cực “lãng phí chiếc bánh thời gian” vào những việc vô bổ, không làm được gì cho bản thân, gia đình, bạn bè, những người cần được quan tâm, chia sẻ.

+ Kêu gọi: Thanh niên, học sinh ngày nay hãy noi gương Nguyễn Hữu Ân để thời gian của mình không trôi đi vô ích.

c. Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Nghị luận đời sống: là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa trong xã hội.

- Bài nghị luận cần:

+ Nêu rõ hiện tượng

+ Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại

+ Chỉ ra nguyên nhân

+ Bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết

- Ngoài việc vận dụng các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận…, bài viết cũng cần: diễn đạt sáng sủa, ngắn gọn, giản dị, nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng mình.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 67, 68)

a. Trong văn bản trên, bàn về hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng ấy diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XX.

b. Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận:

- Phân tích: Thanh niên du học mải chơi bời, thanh niên trong nước “không làm gì cả”, họ sống “già cỗi”, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước...

- So sánh: Nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.

- Bác bỏ: “Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”.

c. Nghệ thuật diễn đạt của văn bản:

- Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể.

- Kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán.

d. Học sinh tự nêu bài học cho bản thân sau khi đặt văn bản trên.

Gợi ý:

- Phải chăm chỉ học hành, không được lười biếng.

- Phải sống có mục đích, có lí tưởng, sẵn sàng cống hiến xây dựng cộng đồng, xã hội.

Bài 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 68)

Gợi ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét.

- Khẳng định đây là một vấn đề lớn trong giới trẻ hiện nay, để lại hậu quả rất lớn không chỉ với mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội.

2. Thân bài

a. Thực trạng của hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét

Xã hội ngày càng phát triển thì càng có các phương tiện truyền thông giải trí hiện đại lôi cuốn con người. Giới trẻ là những người năng động, sáng tạo, tiếp thu rất nhanh những cái mới, trong đó có ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét. Bên cạnh những bạn trẻ biết sử dụng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét hợp lí, có hiệu quả thì cũng có những bạn sa đà, “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét:

- Học sinh rủ nhau bỏ học vào những quán ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét để vui chơi.

- Dành quá nhiều thời gian vào mạng xã hội và bị ảnh hưởng bởi những thông tin không lành mạnh.

- Nói dối hoặc trộm cắp tài sản của người khác để có tiền đi hát ka-ra-ô-kê hoặc đi chơi game trên in-tơ-nét.

b. Nguyên nhân

- Do bản thân không nhận thức đúng đắn.

- Do bị người xấu rủ rê, lôi kéo.

- Do sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ, nhà trường, các cấp quản lí văn hoá.

c. Hậu quả

- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, quá trình học tập cũng như lãng phí thời gian của bản thân.

- Dễ sa vào các tệ nạn của xã hội….

d. Giải pháp

- Các cấp chính quyền cần tuyên truyền tác hại của việc “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét cho mọi người cùng biết.

- Nhà trường cần quan tâm và đưa ra những nội quy rõ ràng.

- Gia đình cần quan tâm đến trẻ đúng cách.

- Mỗi một con người cần có ý thức tự giác và trách nhiệm với bản thân hơn.

3. Kết bài

- Rút ra bài học cho bản thân.

- Cần thay đổi cách suy nghĩ và cách học tập của bản thân và có ý thức tự giác hơn.

 

Hy vọng Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống lớp 12 của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 12 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (372)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy