ican
Soạn Văn 12
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Văn 12 bài Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

 

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 174)

- Thao tác lập luận phân tích: chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo.

- Thao tác lập luận so sánh: Làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đem nó đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng

- Thao tác lập luận giải thích: là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận.

- Thao tác lập luận chứng minh: Mục đích của chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trong những sự thật hoặc chân lý hiển nhiên

- Thao tác lập luận bác bỏ: Chính là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

- Thao tác lập luận bình luận: Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 174, 175)

- Tác giả đã vận dụng kết hợp các thao tác: Bác bỏ, phân tích, chứng minh.

- Cụ thể:

+ Bác bỏ: Phủ nhận việc làm của Pháp “Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

+ Để làm rõ ý bác bỏ người viết sử dụng thao tác chứng minh. Trong quá trình chứng minh, tác giả vận dụng cách diễn dịch để phân tích vấn đề.

  • Về chính trị: không cho dân ta quyền tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, lập ba chế độ ở Bắc Trung Nam..
  • Về kinh tế:bóc lột dân ta, cướp không ruộng đất hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc..

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 175, 176)

Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.

a. Mở bài:

- Dẫn dắt.

- Nêu vấn đề: Lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.

b. Thân bài:

* Giải thích:

- Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua theo những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả, gần với sự ích kỉ, trục lợi. Lối sống thực dụng là một căn bệnh nguy hiểm có thể làm băng hoại đạo đức con người.

- Biểu hiện của lối sống thực dụng: sống buông thả, thờ ơ, hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi trọng tiền bạc, xem nhẹ những giá trị đạo đức, nhân cách, tâm hồn. Ví dụ: hiện tượng chọn nghề theo thị hiếu xã hội mà không theo sở thích, khả năng của bản thân; bạo lực trong học đường…

* Phân tích, chứng minh tác hại, nguyên nhân của hiện tượng:

- Tác hại của lối sống thực dụng: Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu. Trong quan hệ giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng quan hệ vụ lợi, vật chất. Trong đời sống, họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ cái đúng, cái tốt.

- Nguyên nhân của lối sống thực dụng: do ý thức của bản thân; do môi trường giáo dục còn chưa chú trọng đến đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống; do gia đình thiếu sát sao, quan tâm; do xã hội chưa tổ chức được những hoạt động hữu ích thu hút giới trẻ,...

* Phân tích biện pháp khắc phục:

-Sống phải có khát vọng, lí tưởng, có hoài bão, mục đích sống, động lực để phấn đấu. Nhất là tuổi trẻ phải biết biến ước mơ thành hành động cụ thể, năng động, dám nghĩ, dám làm, không uổng phí thời gian, loại bỏ lối sống ích kỉ, vượt qua cám dỗ đời thường.

- Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm hơn tới giáo dục, tạo động lực phấn đấu và thu hút, trọng dụng giới trẻ vào những việc làm có ích.

c. Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Các thao tác lập luận:

- Thao tác lập luận phân tích: chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo.

- Thao tác lập luận so sánh: Làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đem nó đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng

- Thao tác lập luận giải thích: là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận.

- Thao tác lập luận chứng minh: Mục đích của chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trong những sự thật hoặc chân lý hiển nhiên

- Thao tác lập luận bác bỏ: Chính là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

- Thao tác lập luận bình luận: Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học.

1. Khi làm một bài văn nghị luận, người viết có thể và nên vận dụng kết hợp thao tác lập luận. Việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.

2. Nếu được sử dụng hợp lí và khéo léo, các thao tác lập luận có thể làm cho bài (đoạn) văn nghị luận trở nên đặc sắc, có sức thuyết phục, hấp dẫn, từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 176)

Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.

Phận là cái phận mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người. Phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi,… Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, là đã phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy. Sinh ra nó ở phận nào, theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi.

Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.

Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu ngập ngừng? Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khỏe tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá, sống như thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận. Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người.

Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là phải trải qua cả một thời gian dài.

Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí.

(Thanh niên và số phận – Nguyễn Khắc Viện,

dẫn theo Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập 2, trang 139)

- Các thao tác lập luận được sử dụng: giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, nghị luận.

Bài 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 176)

Gợi ý dàn bài: Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận.

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận.

b. Thân bài

- Tóm tắt tác phẩm.

- Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. (Phân tích)

- Những ý kiến đánh giá của dư luận về tác phẩm và đánh giá sơ bộ những ý kiến đó (Chứng minh, bình luận)

- Những suy nghĩ, đánh giá của bản thân về tác phẩm (Bình luận)

+ Nêu đánh giá của bản thân về giá trị, điểm mới, điểm đặc sắc của tác phẩm.

+ Trao đổi về một vấn đề về nội dung, tư tưởng mà mà tác phẩm đề cập đến nhưng bản thân còn thấy chưa thỏa đáng.

c. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm văn học mới ra đời đó.

 

Gợi ý Văn 12 Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (238)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy