ican
Soạn Văn 12
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I (trang 216)

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Văn 12 bài Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ

I. NHỮNG NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Phần Văn học

- Những đặc trưng cơ bản và các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế ki XX.

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm, đoạn trích được học trong học kì I:

+ Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh),

+ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng),

+ Tây Tiến (Quang Dũng),

+ Việt Bắc (TỐ Hữu),

+ Đất Nước (Nguyễn Khoa Điểm),

+ Sóng (Xuân Quỳnh),

+ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo),

+ Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân),

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường),...

- Quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học, bản chất và những biểu hiện của phong cách văn học.

2. Phần Tiếng Việt

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, các loại văn bản khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học, luật thơ.

- Thực hành một số phép tu từ về ngữ âm và cú pháp.

3. Phần Làm văn

- Thực hành vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.

- Luyện tập diễn đạt và chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận.

- Cách làm các kiểu bài nghị luận về : một tư tưởng, đạo lí ; một hiện tượng đời sống ; một ý kiến bàn về văn học ; một bài thơ, đoạn thơ.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MẪU

1. Đáp án Phần trắc nghiệm (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 217-221)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

A

C

C

B

B

B

B

A

B

D

C

 

2. Hướng dẫn giải Phần tự luận (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 221)

Đề 1 - Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 221)

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn Độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.

- Những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm một lần nữa nô dịch đất nước ta. Chúng lấp sau quân Đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật. Đặc biệt lúc này thực dân Pháp tung ra luận điệu: Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm nay Nhật đầu hàng thì đương nhiên Đông Dương phải trở về tay Pháp.

“Tuyên ngôn Độc lập” ra đời rất kịp thời và có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn.

Đề 1 - Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 221)

Nghệ thuật lập luận “Tuyên ngôn Độc lập”.

1. Mở bài

- Dẫn dắt.

- Nêu vấn đề nghị luận: Nghệ thuật lập luận Tuyên ngôn Độc lập.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Hồ Chí Minh: cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và sáng tác. Nêu khái quát chung về bản Tuyên ngôn Độc lập: hoàn cảnh sáng tác, giá trị lịch sử, giá trị văn học.

b. Nghệ thuật lập luận Tuyên ngôn Độc lập

* Cấu trúc lập luận của bản Tuyên ngôn Độc lập: chặt chẽ bao gồm 3 luận điểm chính:

- Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn: Từ quyền con người, tác giả suy rộng ra quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…).

- Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn: Vạch trần bản chất độc ác, xảo trá của thực dân Pháp; công cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của nhân dân ta.

- Lời tuyên bố độc lập: Khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.

* Lập luận chứng minh cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn Độc lập

- Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ. Đây là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả nhằm:

+ Tăng sức thuyết phục và là cơ sở pháp lí vững chắc cho bản Tuyên ngôn Độc lập.

+ Ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc: đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn, ba dân tộc ngang hàng nhau; đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa.

+ Nghệ thuật “lấy gậy ông đập lưng ông”: Mĩ và Pháp đang có âm mưu xâm lược nước ta. Bác đã dùng chính lí lẽ chính nghĩa của Pháp, Mĩ, dùng chính những lí lẽ thiêng liêng của tổ tiên chúng để đập lại luận điệu xảo trá và ngăn chặn mưu tái xâm lược của bọn thực dân, đế quốc.

- Dùng phương pháp suy luận trực tiếp, “suy rộng ra” từ quyền tự do của mỗi con người đến quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc. “Đó là những chân lí không thể chối cãi được”.

→ Cách lập luận khéo léo, sáng tạo, rõ ràng, chặt chẽ đầy tính thuyết phục.

* Lập luận chứng minh cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn

- Tác giả vạch trần bản chất tàn bạo, xảo quyệt, tội ác không thể dung thứ của thực dân Pháp bằng lí lẽ sắc bén và dẫn chứng xác đáng:

+ Thực dân Pháp kể công “khai hóa”, thực tế chúng “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”:

  • Dẫn chứng cụ thể vạch mặt chúng về chính trị, xã hội, kinh tế,...
  • Đưa ra hình ảnh thực tế đất nước ta “xác xơ, tiêu điều”, nhân dân “nghèo nàn, thiếu thốn”.
  • Điệp từ “chúng” kết hợp với nghệ thuật liệt kê đã tố cáo tội ác chồng chất, thể hiện sự căm thù đối với bọn thực dân.

+ Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” nhưng thực tế “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:

  • Mùa thu 1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp hèn nhát, vô trách nhiệm: “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”.
  • Khi Việt Minh kêu gọi liên minh chống Nhật: Chúng “thẳng tay khủng bố Việt Minh” khi bỏ chạy còn “nhẫn tâm giết tù chính trị”.

- Tác giả khẳng định quá trình đấu tranh kiên cường để giành lại độc lập của nhân dân ta:

+ Nhân dân Việt Nam đứng về phía Đồng minh chống phát xít. Đối với kẻ thù, ta giữ một thái độ khoan hồng, nhân đạo “Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”.

+ Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật. Nhân dân ta đứng lên giành độc lập, lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

- Hồ Chí minh dẫn ra hai hội nghị quốc tế lớn là hội nghị Tê+hê+răng và Cựu Kim Sơn. Trong hai hội nghị đó, các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng thì không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

→ Cách lập luận theo quan hệ nhân quả hợp lí và logic, dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu tính biểu cảm làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.

* Lời Tuyên ngôn Độc lập

Dựa trên cơ sở nguyên lí ở phần 1 và cơ sở thực tiễn ở phần 2, Người đi đến một kết luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!” và đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền tự do, độc lập ấy: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

→ Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn Độc lập.

Đề 2 - Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 221)

* Hoàn cảnh sáng tác

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947- giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Theo tiếng gọi của Đảng, Quang Dũng cùng nhiều học sinh, sinh viên đã lên đường tham gia kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

+ Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào.

+ Địa bàn hoạt động: Rộng. Bao gồm các tỉnh Sơn la, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa - Thượng Lào.

+ Thành phần: Phần đông là thanh niên Hà Nội (nhiều sinh viên, học sinh).

+ Điều kiện sống và chiến đấu: Gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật.

+ Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn, lạc quan, yêu đời.

+ Sau một thời gian hoạt động ở nào thì đoàn binh Tây Tiến trở về Hòa Bình thành lập Trung Đoàn 52.

- Cuối 1948 Quang Dũng dời Tây Tiến sang đơn vị khác. Nhớ đơn vị nhớ đơn vị, tại Phù Lưu Chanh, ông đã sáng tác bài “Nhớ Tây Tiến” sau đổi thành “Tây Tiến”.

- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ “Mây đầu ô” (1986).

* Bố cục: Bài thơ chia làm bốn phần:

- Phần 1 (từ câu 1 đến câu 14): Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và chặng đường hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Tiến.

- Phần 2 (từ câu 15 đến câu 22): Nỗi nhớ những kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng, trữ tình.

- Phần 3 (từ câu 23 đến câu 30): Nỗi nhớ đoàn binh Tây Tiến.

- Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến.

* Mạch liên kết giữa các đoạn:

Nỗi nhớ liên kết các đoạn trong tác phẩm: Trong nỗi nhớ, thiên nhiên miền Tây hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình, kéo theo đó là những kỉ niệm về đồng đội, về đoàn binh Tây Tiến và con người miền Tây mộc mạc, ấm áp. Từ nỗi nhớ da diết ấy, tác giả khẳng định sẽ mãi gắn bó với Tây Tiến.

* Nội dung:

Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.

* Nghệ thuật:

- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.

- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,…

- Kết hợp chất thơ và chất họa.

Đề 2 - Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 221)

Đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay.

1. Mở bài:

- Dẫn dắt.

- Xác định vấn đề cần nghị luận: Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Đồng cảm: Là khả năng hiểu hoặc cảm nhận những gì người khác đang trải qua, biết đặt bản thân vào vị trí của người khác.

- Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ những khó khăn, đủ đầy về vật chất và tinh thần.

→ Đây là hai phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người và toàn xã hội cần phải có, kết tinh giá trị nhân văn cao quý của con người.

b. Bình luận: Vì sao trong cuộc sống, con người phải biết đồng cảm và sẻ chia?

- Đồng cảm và sẻ chia sẽ giúp con người sống nhân hậu, đoàn kết, biết cảm thông và sẻ chia với mọi người, biết giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.

- Đồng cảm và sẻ chia đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người cho đi và cả người được nhận.

- Đồng cảm và sẻ chia giúp con người tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ, vị kỉ; giúp “người gần người hơn”, xã hội tốt đẹp hơn.

c. Đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ngày nay

- Trong xã hội ta ngày nay, con người phải sống với nhiều nguy cơ, biến động như dịch bệnh, thiên tai,... Con người biết sống sẻ chia, đồng cảm với nhau, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

- Sự đồng cảm, chia sẻ ấy không chỉ là sự đồng cảm, sẻ chia với dân tộc mình, đồng bào mình mà với tất cả mọi người trên thế giới, không phân biệt quốc gia, dân tộc, màu da…

- Ngày nay, nhiều người sống chạy theo đồng tiền, sống ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích của chính mình.

c. Đánh giá, bàn luận mở rộng, rút ra bài học nhận thức và hành động

- Đồng cảm và sẻ chia là hai phẩm chất tốt đẹp, rất cần cho xã hội ngày nay.

- Mỗi người cần mở rộng lòng mình để yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với mọi người.

- Cần lên án, phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng ở một số người.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

 

Gợi ý Văn 12 Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (333)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy