ican
Soạn Văn 12
Kiểm tra tổng hợp cuối năm (trang 198)

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Văn 12 bài Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM

I, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

  • Các tác giả, tác phẩm trong toàn bộ chương trình ngữ văn 12.
  • Phân tích nội dung, nghệ thuật, hình tượng nhân vật.

II, HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ
1. Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

B

A

C

D

D

D

D

C

D

B

B

2. Tự luận

Đề 1

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 203)

a) Tác giả Tô Hoài (1920 – 2014)

- Tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Thanh Oai, Hà Đông, nhưng sinh ra và lớn lên ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức (nay là Cầu Giấy, Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công.

- Thời trẻ ông lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề, đôi khi thất nghiệp.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Ban đầu ông viết thơ có tính lãng mạn, viết truyện võ hiệp nhưng ông nhanh chóng chuyển sang viết văn xuôi hiện thực, được chú ý và biết tới với tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.

+ Ông thành công với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng.

- Phong cách sáng tác:

+ Diễn tả sự thật đời thường.

+ Có hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán nhiều vùng khác nhau trên đất nước.

+ Là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải.

- Tác phẩm chính nổi tiếng: Dế Mèn phiêu lưu kí, Quê hương, O chuột, Truyện Tây Bắc, Cát bụi chân ai… Đặc biệt truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được tặng giải Nhất – Hội nhà văn Việt Nam 1945 – 1955 đến nay vẫn giữ nguyên giá trị sức hút với nhiều người đọc.

b) Tác phẩm Vợ chồng A Phủ

- Truyện ngắn vợ chồng A Phủ sáng tác năm 1952 in trong tập truyện Tây Bắc.

- Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng bào dân tộc Tây Bắc.

- “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện về những người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tối tăm đã vùng lên phản kháng đi tìm cuộc sống tự do. Truyện cũng nói lên ước mơ về một cuộc sống tự do, hạnh phúc của người dân.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 203)

Phân tích giá trị nghệ thuật trong việc tạo tình huống truyện Vợ nhặt:

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông viết nhiều, viết hay về nông thôn, về cuộc sống của người nông dân. Hiện lên trong những trang văn của ông là hình ảnh những người nông dân nghèo khổ, khốn đốn trong những hoàn cảnh riêng nhưng ở họ vẫn sáng ngời những vẻ đẹp đáng trân trọng và tác phẩm Vợ nhặt là một trong số đó.

- Yếu tố làm nên giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Vợ nhặt chính là việc Kim Lân xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo.

2. Thân bài

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện là đặt nhân vật vào trong những hoàn cảnh nhất định để cho nhân vật tự bộc lộ phẩm chất, cá tính. Kim Lân đã khéo léo xây dựng tình huống truyện éo le và độc đáo, gợi sự tò mò cho người đọc.

- Các tình huống truyện độc đáo:

+ Tình huống truyện xây dựng trên những mâu thuẫn éo le, góp phần phản ánh tình cảnh khốn khổ, cùng cực của người dân trong những năm 1945.

+ Tràng người trong hoàn ảnh bình thường khó có khả năng lấy được vợ: là dân ngụ cư lép vế trong làng xã, lại nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, hơi dở tính, làm nghề kéo xe. Vậy mà Tràng bỗng nhiên “nhặt” được vợ, chóng vánh tới mức không thể tin được. Chỉ bằng mấy bát bánh đúc, ngay giữa đường giữa chợ Tràng đã có một người đàn bà theo không về làm vợ.

+ Tràng lấy vợ trong một tình huống éo le, vui buồn lẫn lộn và trong hoàn cảnh nuôi mình và mẹ già nay đèo bòng thêm một cô vợ.

+ Hạnh phúc của đôi vợ chồng mới lấy nhau, của gia đình bà cụ Tứ diễn ra trong tình cảnh thê thảm của nạn đói năm 1945.

- Giá trị của tình huống:

+ Tình huống kì lạ, độc đáo, phản ánh hiện thực xã hội trong nạn đói lịch sử năm 1945

+ Đói khát khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng, những điều thiêng liêng, đẹp đẽ trở nên bi hài tới tội nghiệp. Chuyện cưới xin là chuyện hệ trọng cả đời người ấy vậy mà chỉ xoàng xĩnh bằng mấy bát bánh đúc cùng vài câu bông đùa.

+ Sự đói khát khiến cho hình hài,bộ dạng con người tiều tụy, thê lương ( cô vợ Tràng nhặt được mặt mũi hốc hác, chỉ còn hai con mắt…)

+ Xót thương cho thân phận con người qua bức tranh hiện thực ngày đói, nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo trong việc ngợi ca niềm tin, tình yêu thương, che chở giữa người với người.

+ Những khát vọng bình dị về cuộc sống hạnh phúc, an lành.

+ Căm hận trước tội ác của bọn thực dân, phát xít khi chúng xâm lược nước ta.

3. Kết bài:

- Tình huống đặc sắc với những yếu tố tương phản, éo le, khi con người bị đẩy tới đường cùng của nghèo đói.

- Qua đó ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện niềm tin, khát vọng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Đề 2

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 203)

a) Giới thiệu tác giả Hê- minh- uê:

- Ông là nhà văn Mỹ để lại ấn tượng sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây, góp phần đổi mới truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.

- Ông từng làm báo, làm phóng viên trên mặt trận cho tới khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.

- Những tác phẩm nổi tiếng: Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai...

- Truyện ngắn của ông được đánh giá là tác phẩm mang phong vị độc đáo.

b) Tác phẩm Ông già và biển cả:

- Ra mắt bạn đọc trước khi Hê-minh-uê được tặng giải No-ben văn học.

- Truyện kể về hành trình hai ngày, ba đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan- ti-a- go. Trong khung cảnh mênh mông biển trời, ông lão quyết tâm theo đuổi con cá kiếm.

- Hành trình chinh phục con cá kiếm là hành trình nhọc nhằn, dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình, thể nghiệm thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo, thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

- Tác phẩm sáng tác theo nguyên lí tảng băng trôi.

- Truyện ngắn Ông già và biển cả xuất hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiểu, lối viết giản dị xong phần chìm của nó rất lớn.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 203)

Dàn ý: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”

1. Mở bài:

Trong cuộc đời chắc hẳn ai cũng đã có nuối tiếc về những thứ đã qua mà không thể lấy lại được. Có người từng nói: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”. Đúng vậy câu nói ấy giúp chúng ta suy ngẫm về những gì đã qua và từ đó biết quý trọng từng khoảnh khắc, từng giây phút, từng cơ hội và từng lời nói.

2. Thân bài

* Giải thích:

- Thời gian có hạn với con người, người ta còn ví thời gian với những thứ quý giá trên đời “thời gian là vàng bạc”. Thời gian là thứ trôi qua ta chẳng thể lấy lại, bạn không thể lấy lại ngày hôm qua khi bạn đang ở ngày hôm nay. Bạn chẳng thể quay lại tuổi 20 để làm lại cuộc đời khi bạn đang 60 tuổi.

- Lời nói là biểu hiện của tư tưởng, lối sống, đạo đức của con người, vì thế con người luôn phải thận trọng với lời nói của mình. Khi nói ra phải thực hiện được để giữ chữ tín, khi nói phải đúng sự thật. Chẳng vì thế mà ông cha ta có câu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

- Cơ hội chính là sự may mắn, điều kiện thuận lợi tới để ta có thể thay đổi cuộc sống. Khi cơ hội đến nhưng không biết nắm bắt cơ hội thì rất khó có sự thay đổi đột phá, vì vậy cần tranh thủ tận dụng cơ hội khi chúng tới, nếu để tuột mất ta sẽ rất hối hận.

→ Cả thời gian, lời nói và cơ hội đều là những thứ đã mất đi chẳng thể lấy lại, ngay tại thời điểm nói, thời điểm có cơ hội ta phải trân trọng, cẩn thận nắm lấy để không phải hối tiếc.

* Làm như thế nào để tận dụng các yếu tố về thời gian, cơ hội, lời nói.

- Khai thác hiệu quả quỹ thời gian và lời nói để đạt được những mục tiêu về học tập, làm việc, thành quả trong cuộc sống.

- Để có thể sử dụng hiệu quả thời gian, lời nói, cơ hội con người cần có hiểu biết, trí tuệ, phải học tập và rèn luyện một cách khoa học.

- Khi sống có kế hoạch, mục đích thì ta mới biết sắp xếp và sử dụng quỹ thời gian hợp lý.

- Phê phán những người nói lời khoác lác, khoe mẽ, nói những điều sai sự thật, gây chia rẽ, bất hòa.

- Thời gian, lời nói và cơ hội là những điều quý giá nhất trong cuộc sống của mỗi người. Nếu biết sử dụng những điều này sẽ mang lại cho ta nhiều thành công trong cuộc sống.

- Cần phải biết học tập, rèn luyện để có thể sử dụng hiệu quả lời nói, thời gian và biết vận dụng cơ hội để có thể vững tin vào cuộc sống.

* Bài học rút ra từ ý kiến trên:

- Không nên lãng phí thời gian “việc hôm nay chớ để ngày mai”.

- Cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo, chín chắn trước những điều sắp nói .

“ Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

- Thời cơ đến phải biết tận dụng và nắm bắt thời cơ.

3. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của thời gian, lời nói và cơ hội đối với sự thành công trong cuộc sống.

 

Gợi ý Văn 12 Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (230)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy