ican
Soạn Văn 12
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)

Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (tiếp theo)

Để học tốt bài "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (tiếp theo)" trong chương trình Ngữ văn 12, ICAN.VN hướng dẫn các em cách soạn văn ngắn gọn, tổng hợp và bám sát theo chương trình Sách giáo khoa.

Ican

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (TIẾP)

 

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Để làm được điều đó, mỗi cá nhân cần phải:

1. Về thái độ, tình cảm:

Cần có ý thức tôn trọng và yêu quý tiếng Việt, xem đó là “thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc”.

2. Về nhận thức:

- Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có những hiểu biết về tiếng Việt (Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực của tiếng Việt: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp).

- Hiểu biết đó không chỉ qua học tập ở trường, mà còn bằng tự học hỏi.

3. Về hành động:

- Sử dụng tiếng Việt theo chuẩn mực và quy tắc, trong đó có các quy tắc chuyển hoá, biến đổi.

- Không lạm dụng tiếng nước ngoài làm vẩn đục tiếng Việt.

- Tránh những lối nói thô tục, thiếu văn hoá.

II. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 44, 45)

- Các câu b, c, d viết đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Việt nên là câu trong sáng. Trong tiếng Việt, một câu được coi là đúng ngữ pháp khi nó có đầy đủ cả hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ.

+ Câu b: “Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn” là trạng ngữ, “chúng ta” là chủ ngữ và “phải có những kế hoạch cụ thể” là vị ngữ của câu.

+ Câu c: “Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn” là chủ ngữ và “đòi hỏi phải có những kế hoạch cụ thể” là vị ngữ của câu.

+ Câu d: “Chúng ta” là chủ ngữ và “phải có những kế hoạch cụ thể để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn” là vị ngữ của câu.

- Câu a không trong sáng vì:

+ Thiếu chủ ngữ: Câu văn mới chủ có cụm từ “muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn” đóng vai trò trạng ngữ chỉ mục đích và “đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể” là vị ngữ của câu.

+ Dùng thừa từ “đòi hỏi”. Nếu bỏ từ “đòi hỏi” đi, câu văn sẽ đúng ngữ pháp, khi đó: “Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn” là trạng ngữ, “chúng ta” là chủ ngữ và “phải có những kế hoạch cụ thể” là vị ngữ của câu.

Bài 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 45)

Valentine là từ vay mượn nên không cần thiết vì đã có ngày lễ Tình nhân hoặc ngày lễ Tình yêu là từ tiếng Việt có ý nghĩa và sắc thái biểu cảm thích hợp với nội dung cần biểu đạt trong trường hợp này.

Hy vọng bài học "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (tiếp theo)" sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 12.

Đánh giá (259)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy