ican
Soạn Văn 12
Đọc thêm: Đò Lèn

Soạn bài Đò Lèn

Văn 12 bài soạn bài Đò lèn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, soạn bài Đò lèn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

ĐÒ LÈN

- Nguyễn Duy -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 149)

* Cái tôi của tác giả thời thơ ấu:

- Thời thơ ấu hiện lên sinh động, chân thực.Tác giả không che giấu sự hiếu động của mình qua những trò tinh nghịch của đứa trẻ vùng nông thôn nghèo, say mê với trò chơi con trẻ:

+ Câu cá ở cống Na, bắt chim sẻ trên vành tai tượng Phật, theo bà đi chợ níu váy bà sợ lạc, ăn trộm nhãn chùa Trần.

+ Thích chơi đền cây Thị, chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng.

→ Tất cả đều gắn với từng địa danh cụ thể, kỉ niệm ngọt ngào và hạnh phúc biết bao.

* Nét quen thuộc và mới mẻ trong cái nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ:

- Nét quen thuộc: tái hiện một cách chân thực, cảm động những kỉ niệm tuổi thơ.

- Nét mới: nói ra cả những kỉ niệm không đẹp những sự thật lẽ ra phải giữ kín, hoặc phải quên đi: “ăn trộm nhãn chùa Trần". Đây cũng là sự đổi mới trong cách nhìn, cách cảm của những nhà văn, nhà thơ sau năm 1975; dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, dám nói ra sự thật từ góc nhìn không thuận chiều.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 149)

Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà:

* Hồi ức về bà: Một người bà âm thầm chịu đựng muôn ngàn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi, hiếu động, nghịch ngợm.

- Mò cua xúc tép: lam lũ, vất vả, tần tảo.

- Buôn bán khắp nơi: gánh chè xanh ... thập thững những đêm hàn → Từ hình tượng thập thững: bước chân khó nhọc, không nhìn rõ đường của người già. Trước hiểm nguy của bom đạn bà vẫn đi bán trứng ở ga Lèn.

- Bữa ăn đói khổ, đạm bạc: chỉ là củ dong riềng luộc sượng.. .

Dùng từ giản dị, gợi hình gợi cảm: hình ảnh người bà vừa giản dị vừa vĩ đại giữa đời thường gợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

* Tình cảm của nhà thơ lúc nhỏ:

- Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế: vô tư, mê chơi, chưa thấu hiểu hết nỗi vất vả của bà.

- Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực - Giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh thần

+ Hai bờ là sự phân định giữa hai bên: một bên là bao gồm tiên, Phật, thánh thần; một bên thực là bà suốt lam lũ, vất vả.

+ Hai từ trong suốt : biểu hiện trạng thái ngây thơ, hồn nhiên của trẻ nhỏ.

+ Câu không nhận ra đâu là thực, (cuộc sống lam lũ vất vả), đâu là (thế giới của truyện cổ tích: tiên, Phật, thánh thần) nên không nhận ra sự vất vả của người bà, trở thành kẻ vô tâm.

* Tình cảm của nhà thơ khi đã trưởng thành:

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi “

- Khi lớn lên, trưởng thành trong chiến tranh, biết thương bà nhưng bà đã mất.

- Lòng trào dâng một nỗi ân hận, tiếc nuối, xót xa.

- Câu thơ có giá trị thức tỉnh làm lay động lòng người.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 149)

- Nguyễn Duy:

+ Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh: mò cua bắt tép, gánh hàng rong quen thuộc trong công việc thường nhật.

+ Tâm trạng nuối tiếc, xót xa, muộn màng.

+ Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi.

- Bằng Việt:

+ Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

+ Thấu hiểu công lao khó nhọc, vất vả và tình thương của bà.

+ Giọng thơ trang trọng, mực thước.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Cái tôi của tác giả thời thơ ấu

- Hiếu động, tinh nghịch, mê chơi: câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn, đi đi xem lễ, đi nghe hát chầu văn...

- Nét quen thuộc và mới mẻ trong cái nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ: là thái độ thẳng thắng, tôn trọng dĩ vãng, không thi vị hoá thời quá khứ của mình, đem lại cách nhìn mới mẻ về quá khứ tuổi thơ.

2. Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà

- Hồi ức về bà: Một người bà âm thầm chịu đựng muôn ngàn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi, hiếu động, nghịch ngợm. Hình ảnh người bà hiện lên vừa giản dị vừa vĩ đại giữa đời thường gợi lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

- Tình cảm của nhà thơ lúc nhỏ: Vô tư, hồn nhiên mê chơi, chưa thấu hiểu hết nỗi vất vả của bà.

- Tình cảm của nhà thơ khi đã trưởng thành:

Khi lớn lên, trưởng thành trong chiến tranh, biết thương bà nhưng bà đã mất. Trong lòng tác giả trào dâng một nỗi ân hận, tiếc nuối, xót xa. Đó là những câu thơ có giá trị thức tỉnh làm lay động lòng người.

3. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị.

- Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi.

 

Gợi ý Văn 12 soạn bài Đò lèn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (495)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy