ican
Hóa học 12
Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc

Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc

Giải Hóa 12 Sơ lược về niken, lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài Hóa 12 bài Sơ lược về niken giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

SƠ LƯỢC VỀ NIKEN, KẼM, CHÌ, THIẾC

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. Niken:

- Ô số 28, nhóm VIIIB, chu kì 4

- Là kim loại có màu trắng bạc, rất cứng, D = 8,9g/cm3

- là kim loại có tính khử yếu hơn sắt

- Tác dụng với nhiều đơn chất, hợp chất nhưng không tác dụng với hiđro

II. Kẽm:

- Là kim loại màu lam nhạt.

- Là kim loại có khối lượng riêng lớn, nóng chảy ở 419,5oC

- Ở trạng thái rắn, kẽm và hợp chất của kẽm không độc, riêng hơi của ZnO thì rất độc.

- Là kim loại hoạt động mạnh, có tính khử mạnh hơn sắt

- Tác dụng với oxi, lưu huỳnh, …khi đun nóng.

- Tác dụng được với dung dịch axit, kiềm, muối.

III. Chì:

- Ô số 82, thuộc nhóm IVA, chu kì 6.

- Là kim loại có màu trắng hơi xanh, dễ dát thành lá mỏng.

- Ở điều kiện thường, Pb tác dụng với oxi của không khí tạo ra màng oxit bảo vệ cho kim loại không tiếp tục bị oxi hóa.

- Khi đun nóng, Pb bị oxi hóa dần đến hết, tạo ra PbO.

IV. Thiếc:

  • Ô số 50, nhóm IVA, chu kì 5.
  • Thiếc là kim loại màu trắng bạc, dễ dát mỏng.
  • Tồn tại ở hai dạng thù hình là thiếc trắng và thiếc xám.
  • Thiếc tan chậm trong dung dịch HCl loãng tạo SnCl2 và khí H2.
  • Khi đun nóng trong không khí, Sn tác dụng với O2 tạo SnO2

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

- Nhớ tính chất vật lí và tính chất hóa học của NIKEN, CHÌ, THIẾC, KẼM

- Nhớ kí hiệu hóa học của các chất NIKEN, CHÌ, THIẾC, KẼM để vận dụng vào làm bài tập.

- Nhớ một số ứng dụng của các chất NIKEN, CHÌ, THIẾC, KẼM trong đời sống thực tiễn.

C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 163 SGK Hoá học 12):

Dãy nào sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần

A. Pb, Ni, Sn, Zn

B. Pb, Sn, Ni, Zn

C. Ni, Sn, Zn, Pb

D. Ni, Zn, Pb, Sn

Hướng dẫn giải:

Dãy nào sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần: Pb, Sn, Ni, Zn

Bài 2 (trang 163 SGK Hoá học 12):

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?

A. Zn.

B. Ni.

C. Sn.

D. C

Hướng dẫn giải:

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại: Sn

Bài 3 (trang 163 SGK Hoá học 12):

Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là :

A. 60 gam.

B. 80 gam.

C. 85 gam.

D. 90 gam.

Hướng dẫn giải:

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của MgO, Fe2O3 và CuO

Ta có:

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Số mol H2SO4 = 0,3. 2 = 0,6(mol)

1 mol oxit phản ứng tạo thành 1 mol muối ⇒ khối lượng tăng: 96 – 16 = 80g

⇒ m(muối) = 32 + 80 . 0,6 = 80g

Bài 4 (trang 163 SGK Hoá học 12):

Hợp chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính ?

A. ZnO

B. Zn(OH)2

C. ZnSO4

D. Zn(HCO3)2

Hướng dẫn giải:

Hợp chất ZnSO4 không có tính chất lưỡng tính.

Bài 5 (trang 163 SGK Hoá học 12):

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Đó là muối nào sau đây?

A. MgSO4

B. CaSO4

C. MnSO4

D. ZnSO4

Hướng dẫn giải:

Ta có:

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư

2NaOH + ZnSO4 → Na2SO4 + Zn(OH)2↓

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Vậy đó là muối: ZnSO4

Gợi ý giải Hóa 12 Sơ lược về niken, lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa Hóa 12 bài Sơ lược về niken do đội ngũ giáo viên ican trực tiếp biên soạn.

Đánh giá (458)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy