ican
Giải SGK Toán 12
Bài 1: Nguyên hàm

Bài 1. Nguyên hàm

Giải bài tập sách giáo khoa nguyên hàm lớp 12, toán 12 lý thuyết trọng tâm giúp học sinh nắm vững kiến thức chính xác nhanh nhất.

Ican

CHƯƠNG III: NGUYÊN HÀM – TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG

BÀI 1: NGUYÊN HÀM

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. Nguyên hàm và tính chất

1. Nguyên hàm

Định nghĩa:

Cho hàm số \[f\left( x \right)\] xác định trên \[K\] ( \[K\] là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng của \[\mathbb{R}\] ).

Hàm số \[F\left( x \right)\] được gọi là nguyên hàm của hàm số \[f\left( x \right)\] trên \[K\] nếu \[F'\left( x \right)=f\left( x \right)\] với mọi \[x\in K\] .

Định lí 1:

Nếu \[F\left( x \right)\] là một nguyên hàm của hàm số \[f\left( x \right)\] trên \[K\] thì với mỗi hằng số \[C\] , hàm số \[G\left( x \right)=F\left( x \right)+C\] cũng là một nguyên hàm của \[f\left( x \right)\] trên \[K\] .

Định lí 2:

Nếu \[F\left( x \right)\] là một nguyên hàm của hàm số \[f\left( x \right)\] trên \[K\] thì mọi nguyên hàm của \[f\left( x \right)\] trên \[K\] đều có dạng \[F\left( x \right)+C\] , với \[C\] là một hằng số.

Do đó, \[F\left( x \right)+C,C\in \mathbb{R}\] là họ tất cả các nguyên hàm của \[f\left( x \right)\] trên \[K\] .

Kí hiệu: \[\int{f\left( x \right)d\text{x}=F\left( x \right)+C}\] .

Chú ý:

Biểu thức \[f\left( x \right)dx\] chính là vi phân của nguyên hàm \[F\left( x \right)\] của \[f\left( x \right)\] , vì \[dF\left( x \right)=F'\left( x \right)dx=f\left( x \right)dx\]

2. Tính chất của nguyên hàm

  • \[\int{f'\left( x \right)d\text{x}}=f\left( x \right)+C\] 
  • \[\int{kf\left( x \right)d\text{x}}=k\int{f\left( x \right)d\text{x}}\] với \[k\] là hằng số khác \[0\] .
  • \[\int{\left[ f\left( x \right)\pm g\left( x \right) \right]d\text{x}}=\int{f\left( x \right)d\text{x}}\pm \int{g\left( x \right)d\text{x}}\]

3. Sự tồn tại của nguyên hàm

Định lí 3:

Mọi hàm số \[f\left( x \right)\] liên tục trên \[K\] đều có nguyên hàm trên \[K\] .

4. Bảng nguyên hàm của một số hàm số thường gặp

 

Hàm số

Nguyên hàm của hàm số đơn giản

Nguyên hàm của hàm số hợp \[\left( u=u\left( x \right) \right)\] 

Lũy thừa\[\int{dx=}x+C\]\[\int{du=}u+C\]
\[\int{{{x}^{\alpha }}dx=}\frac{{{x}^{\alpha +1}}}{\alpha +1}+C\]\[\int{{{u}^{\alpha }}du=}\frac{{{u}^{\alpha +1}}}{\alpha +1}+C\]

Lôgarít

\[\int{\frac{dx}{x}=ln\left| x \right|}+C\]\[\int{\frac{du}{u}=ln\left| u \right|}+C\]
\[\int{{{e}^{x}}dx={{e}^{x}}+C}\]\[\int{{{e}^{u}}du={{e}^{u}}+C}\]
\[\int{{{a}^{x}}dx=\frac{{{a}^{x}}}{lna}}+C\]\[\int{{{a}^{u}}du=\frac{{{a}^{u}}}{lna}}+C\]
Lượng giác\[\int{cosxdx=sinx+C}\]\[\int{cosudu=sinu+C}\]
\[\int{sinxdx=-cosx+C}\]\[\int{sinudu=-cosu+C}\]
\[\int{\frac{dx}{co{{s}^{2}}x}=tanx+C}\]\[\int{\frac{du}{co{{s}^{2}}u}=tanu+C}\]
\[\int{\frac{dx}{si{{n}^{2}}x}=-cotx+C}\]\[\int{\frac{du}{si{{n}^{2}}u}=-cotu+C}\]
\[\int{cotxdx=ln\left| sinx \right|+C}\]\[\int{cotudu=ln\left| sinu \right|+C}\]
\[\int{tanxdx=-ln\left| cosx \right|+C}\]\[\int{tanudu=-ln\left| cosu \right|+C}\]

Căn thức

 

 

 

 

 

\[\int{\frac{dx}{\sqrt{x}}}=2\sqrt{x}+C\]\[\int{\frac{du}{\sqrt{u}}}=2\sqrt{u}+C\]
\[\int{\sqrt[n]{x}dx}=\frac{n}{n+1}\sqrt[n]{{{x}^{n+1}}}+C\]\[\int{\sqrt[n]{u}du}=\frac{n}{n+1}\sqrt[n]{{{u}^{n+1}}}+C\]
\[\int{\frac{dx}{\sqrt{{{x}^{2}}\pm a}}=ln\left| x+\sqrt{{{x}^{2}}\pm a} \right|+C}\]\[\int{\frac{du}{\sqrt{{{u}^{2}}\pm a}}=ln\left| u+\sqrt{{{u}^{2}}\pm a} \right|+C}\]
\[\int{\frac{dx}{\sqrt{{{a}^{2}}-{{x}^{2}}}}}=arcsin\frac{x}{a}+C\]\[\int{\frac{du}{\sqrt{{{a}^{2}}-{{u}^{2}}}}}=arcsin\frac{u}{a}+C\]
Phân thức hữu tỷ\[\int{\frac{dx}{{{x}^{2}}}=-\frac{1}{x}+C}\]\[\int{\frac{du}{{{u}^{2}}}=-\frac{1}{u}+C}\]
\[\int{\frac{dx}{{{x}^{n}}}=\frac{-1}{(n-1){{x}^{n-1}}}+C}\]\[\int{\frac{du}{{{u}^{n}}}=\frac{-1}{(n-1){{u}^{n-1}}}+C}\]
\[\int{\frac{dx}{{{x}^{2}}-{{a}^{2}}}}=\frac{1}{2a}ln\left| \frac{x-a}{x+a} \right|+C\]\[\int{\frac{du}{{{u}^{2}}-{{a}^{2}}}}=\frac{1}{2a}ln\left| \frac{u-a}{u+a} \right|+C\]
\[\int{\frac{dx}{{{x}^{2}}+{{a}^{2}}}}=\frac{1}{a}arctan\frac{x}{a}+C\]\[\int{\frac{du}{{{u}^{2}}+{{a}^{2}}}}=\frac{1}{a}arctan\frac{u}{a}+C\] .

 

II. Phương pháp tính nguyên hàm

1. Phương pháp đổi biến

Định lí 1:

Nếu \[\int{f(u)du=F(u)+C}\] và \[u=u\left( x \right)\] là hàm số có đạo hàm liên tục thì

\[\int{f\left( u\left( x \right) \right)u'\left( x \right)dx=F\left( u\left( x \right) \right)+C}\]

Hệ quả:

Với \[u=ax+b\left( a\ne 0 \right)\] , ta có \[\int{f\left( ax+b \right)dx=\frac{1}{a}F\left( ax+b \right)+C}\]

2. Phương pháp nguyên hàm từng phần

Định lí 2:

Nếu hai hàm số \[u=u\left( x \right)\] và \[v=v\left( x \right)\] có đạo hàm liên tục trên K thì

\[\int{u(x).v'(x)dx=u(x).v(x)-\int{u'(x)v(x)dx}}\]

Hay \[\int{udv=uv-\int{vdu}}\] ( với \[du=u\left( x \right)dx,~dv=v\left( x \right)dx\] )

 

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Xác định nguyên hàm bằng định nghĩa và tính chất

Cách giải:

+ Biến đổi các hàm số dưới dấu nguyên hàm về dạng tổng, hiệu của các biểu thức chứa biến.

+ Đưa các mỗi biểu thức chứa biến về dạng cơ bản có trong bảng nguyên hàm.

Dạng 2. Xác định nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến số

Cách giải:

Bước 1: Đặt \[t=u\left( x \right)\] .

Bước 2: Tính vi phân hai vế : \[dt=u'\left( x \right)dx\] .

Bước 3: Biểu thị : \[f(x)dx=g(t)dt\] . Khi đó : \[I=\int{f(x)dx}=\int{g(t)dt=G(t)+C}\]

Dấu hiệu nhận biết:

Dạng tích phân

Cách đặt

\[\int{\frac{f'\left( x \right)}{f\left( x \right)}dx}\]

\[t=f\left( x \right)\]

\[\int{f\left[ {{e}^{t\left( x \right)}} \right]t'\left( x \right)dx}\]

\[t=t\left( x \right)\]

\[\int{f\left[ t\left( x \right) \right]t'\left( x \right)dx}\]

\[t=t\left( x \right)\]

\[\int{f\left[ \sqrt[n]{t\left( x \right)} \right]t'\left( x \right)dx}\]

\[t=\sqrt[n]{t\left( x \right)}\]

\[\int{f\left( \ln x \right)\frac{dx}{x}}\]

\[t=\ln x\]

\[\int{f\left( \sin x \right)\cos xdx}\]

\[t=\sin x\]

\[\int{f\left( \cos x \right)\sin xdx}\]

\[t=\cos x\]

\[\int{f\left( \tan x \right)\frac{dx}{{{\cos }^{2}}x}}\]

\[t=\tan x\]

\[\int{f\left( \cot x \right)\frac{dx}{{{\sin }^{2}}x}}\]

\[t=\cot x\]

\[\int{f\left( {{e}^{ax}} \right){{e}^{ax}}dx}\]

\[t={{e}^{ax}}\]

\[\int{\frac{a.\sin x+b.\cos x}{c.\sin x+d.\cos x+e}dx}\]

\[t=\tan \frac{x}{2};\left( c\text{os}\frac{\text{x}}{\text{2}}\ne 0 \right)\]

\[\int{\frac{dx}{\sqrt{\left( x+a \right)\left( x+b \right)}}}\]

+, Với : \[x+a>0\] và \[x+b>0\]. Đặt : \[t=\sqrt{x+a}+\sqrt{x+b}\]

+, Với \[x+a<0\] và \[x+b<0\]. Đặt : \[t=\sqrt{-x-a}+\sqrt{-x-b}\] .

 

 

Dạng 3. Xác định nguyên hàm bằng phương pháp nguyên hàm từng phần

Cách giải:

Bước 1: Ta biến đổi nguyên hàm ban đầu về dạng : \[I=\int{f(x)dx=\int{{{f}_{1}}(x).{{f}_{2}}(x)dx}}\]

Bước 2: Đặt : \(\left\{ \begin{array}{l} u = {f_1}(x)\\ dv = {f_2}(x) \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = f{'_1}(x)dx\\ v = \int {{f_2}(x)dx} \end{array} \right.\)

Bước 3: Khi đó : \[\int{u.dv=u.v-\int{v.du}}\] 

Các bài toán thường gặp:

Bài toán 1: Tính nguyên hàm \(I = \int {P(x)} .\left[ \begin{array}{l} \sin \left( {ax + b} \right)\\ \cos \left( {ax + b} \right)\\ {e^{ax + b}} \end{array} \right].dx\)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = P(x)\\ dv = \left[ \begin{array}{l} \sin \left( {ax + b} \right)\\ \cos \left( {ax + b} \right)\\ {e^{ax + b}} \end{array} \right].dx \end{array} \right.\)\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = P'(x)dx\\ v = \left[ \begin{array}{l} - \frac{1}{a}\cos \left( {ax + b} \right)\\ \frac{1}{a}\sin \left( {ax + b} \right)\\ \frac{1}{a}{e^{ax + b}} \end{array} \right] \end{array} \right.\)

Khi đó, \(I = \frac{1}{a}P(x).\left[ \begin{array}{l} - \cos \left( {ax + b} \right)\\ \sin \left( {ax + b} \right)\\ {e^{ax + b}} \end{array} \right]\)\( - \frac{1}{a}\int {\left[ \begin{array}{l} - \cos \left( {ax + b} \right)\\ \sin \left( {ax + b} \right)\\ {e^{ax + b}} \end{array} \right].P'(x)dx} \)

Bài toán 2: Tính nguyên hàm \[I=\int{P(x).\ln xdx}\].

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = \ln x\\ dv = P(x)dx \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = \frac{1}{x}dx\\ v = \int {P(x)dx} = Q(x) \end{array} \right.\)

Khi đó, \[I=lnx.Q\left( x \right)-\int{Q(x).\frac{1}{x}dx}\]

Bài toán 3: Tính nguyên hàm \(I = \int {{e^{mx + n}}\left[ \begin{array}{l} \sin \left( {ax + b} \right)\\ \cos \left( {ax + b} \right) \end{array} \right]dx} \)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = {e^{mx + n}}\\ dv = \left[ \begin{array}{l} \sin \left( {ax + b} \right)\\ \cos \left( {ax + b} \right) \end{array} \right]dx \end{array} \right.\)\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = m{e^{mx + n}}dx\\ v = \left[ \begin{array}{l} - \frac{1}{a}\cos \left( {ax + b} \right)\\ \frac{1}{a}\sin \left( {ax + b} \right) \end{array} \right] \end{array} \right.\)

Khi đó, \(I = \frac{1}{a}{e^{mx + n}}\left[ \begin{array}{l} - \cos \left( {ax + b} \right)\\ \sin \left( {ax + b} \right) \end{array} \right] - \frac{m}{a}\int {\left[ \begin{array}{l} - \cos \left( {ax + b} \right)\\ \sin \left( {ax + b} \right) \end{array} \right]} {e^{mx + n}}dx\)

Bằng phương pháp tương tự ta tính được \(\int {\left[ \begin{array}{l} - \cos \left( {ax + b} \right)\\ \sin \left( {ax + b} \right) \end{array} \right]} {e^{mx + n}}dx\) sau đó thay vào \[I\]

Dạng 4. Xác định nguyên hàm của hàm phân thức \[\frac{f\left( x \right)}{g\left( x \right)}\]

Cách giải:

- Nếu bậc của \[f\left( x \right)\] lớn hơn bậc của \[g\left( x \right)\] thì chia \[f\left( x \right)\] cho \[g\left( x \right)\] được thương và phần dư.

- Nếu bậc của \[f\left( x \right)\] nhỏ hơn bậc của \[g\left( x \right)\] thì phân tích \[g\left( x \right)\] thành nhân tử rồi sử dụng hệ số bất định để tách \[\frac{f\left( x \right)}{g\left( x \right)}\] thành tổng các phân thức. Trong trường hợp \[g\left( x \right)\] không phân tích được thành các nhân tử thì biến đổi để đưa về dạng lượng giác.

Các bài toán thường gặp:

Bài toán 1: Tính nguyên hàm \[I=\int{\frac{dx}{a{{x}^{2}}+bx+c}}\left( a\ne 0 \right)\]

TH1: Mẫu số có 2 nghiệm phân biệt

Biến đổi \[\frac{1}{a{{x}^{2}}+bx+c}=\frac{A}{x-{{x}_{1}}}+\frac{B}{x-{{x}_{2}}}\] (tìm \[A,B\] bằng cách đồng nhất thức)

Khi đó \[I=\int{\left( \frac{A}{x-{{x}_{1}}}+\frac{B}{x-{{x}_{2}}} \right)dx}=\int{\frac{A}{x-{{x}_{1}}}dx+\int{\frac{B}{x-{{x}_{2}}}dx}}\]

TH2: Mẫu số có nghiệm kép

Biến đổi \[\frac{1}{a{{x}^{2}}+bx+c}=\frac{1}{a{{\left( x-{{x}_{0}} \right)}^{2}}}\]

Khi đó \[I=\frac{1}{a}\int{{{\left( x-{{x}_{0}} \right)}^{-2}}dx}\]

TH3: Mẫu số vô nghiệm

Biến đổi \[\frac{1}{a{{x}^{2}}+bx+c}=\frac{1}{a\left[ {{\left( x+\frac{b}{2a} \right)}^{2}}-\frac{\Delta }{4{{a}^{2}}} \right]}\]

Đặt \[x+\frac{b}{2a}=\sqrt{-\frac{\Delta }{4{{a}^{2}}}}\tan t\]

Bài toán 2: Tính nguyên hàm \[I=\int{\frac{dx}{a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d}}\left( a\ne 0 \right)\]

TH1: Mẫu số có 3 nghiệm phân biệt

Biến đổi \[\frac{1}{a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d}=\frac{A}{x-{{x}_{1}}}+\frac{B}{x-{{x}_{2}}}+\frac{C}{x-{{x}_{3}}}\] (tìm \[A,B,C\] bằng cách đồng nhất thức)

Khi đó \[I=\int{\left( \frac{A}{x-{{x}_{1}}}+\frac{B}{x-{{x}_{2}}}+\frac{C}{x-{{x}_{3}}} \right)dx}=\int{\frac{A}{x-{{x}_{1}}}dx+\int{\frac{B}{x-{{x}_{2}}}dx}}+\int{\frac{C}{x-{{x}_{3}}}dx}\]

TH2: Mẫu số có nghiệm duy nhất

Biến đổi \[\frac{1}{a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d}=\frac{A}{x-{{x}_{1}}}+\frac{mx+n}{p{{x}^{2}}+qx+r}\]

Khi đó \[I=\int{\frac{A}{x-{{x}_{1}}}dx}+\int{\frac{mx+n}{p{{x}^{2}}+qx+r}dx}\]

TH3: Mẫu số có nghiệm bội ba

Biến đổi \[\frac{1}{a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d}=\frac{1}{a{{\left( x-{{x}_{0}} \right)}^{3}}}\]

Khi đó \[I=\frac{1}{a}\int{{{\left( x-{{x}_{0}} \right)}^{-3}}dx}\]

Bài toán 3: Tính nguyên hàm \[I=\int{\frac{{{\left( ax+b \right)}^{n}}}{{{\left( cx+d \right)}^{n+2}}}dx}=\int{\left( \frac{ax+b}{cx+d} \right)\frac{1}{{{\left( cx+d \right)}^{2}}}dx}\]

Đặt \[t=\frac{ax+b}{cx+d}\]

C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1.(trang 100 SGK Giải tích 12)

a)

Cách 1:

Ta có \[\left( -{{e}^{-x}} \right)'=-{{e}^{x}}.\left( x \right)'={{e}^{-x}}\] \[\Rightarrow -{{e}^{-x}}\] là một nguyên hàm của hàm số \[{{e}^{-x}}\]

Mặt khác, \[\left( {{e}^{-x}} \right)'={{e}^{-x}}.\left( -x \right)'=-{{e}^{-x}}\Rightarrow {{e}^{-x}}\] là một nguyên hàm của hàm số \[-{{e}^{-x}}\]

Cách 2:

Ta có \[\int{{{e}^{-x}}dx}=-{{e}^{-x}}+C\Rightarrow -{{e}^{-x}}\] là một nguyên hàm của hàm số \[{{e}^{-x}}\]

Mặt khác, \[\int{-{{e}^{-x}}dx}={{e}^{-x}}+C\Rightarrow {{e}^{-x}}\] là một nguyên hàm của hàm số \[-{{e}^{-x}}\]

b)

Cách 1:

Ta có \[\left( {{\sin }^{2}}x \right)'=2\sin x.\left( \sin x \right)'=2\sin x.\cos x=\sin 2x\] \[\Rightarrow {{\sin }^{2}}x\] là một nguyên hàm của hàm số \[\sin 2x\]

Cách 2:

Ta có \[\int{\sin 2xdx}=\int{2\sin x\cos xdx}=2\int{\sin xd\left( \sin x \right)}=2.\frac{1}{2}{{\sin }^{2}}x+C={{\sin }^{2}}x+C\]

\[\Rightarrow {{\sin }^{2}}x\] là một nguyên hàm của hàm số \[\sin 2x\]

c) Ta có \[\left( \left( 1-\frac{4}{x} \right){{e}^{x}} \right)'=\left( \left( 1-\frac{4}{x} \right) \right)'.{{e}^{x}}+\left( 1-\frac{4}{x} \right)\left( {{e}^{x}} \right)'\] \[=\frac{4}{{{x}^{2}}}{{e}^{x}}+\left( 1-\frac{4}{x} \right){{e}^{x}}=\left( \frac{4}{{{x}^{2}}}+1-\frac{4}{x} \right){{e}^{x}}={{\left( 1-\frac{2}{x} \right)}^{2}}{{e}^{x}}\]

\[\Rightarrow \left( 1-\frac{4}{x} \right){{e}^{x}}\] là một nguyên hàm của hàm số \[{{\left( 1-\frac{2}{x} \right)}^{2}}{{e}^{x}}\]

Bài 2.(trang 100 SGK Giải tích 12)

a) \[\int{\frac{x+\sqrt{x}+1}{\sqrt[3]{x}}dx}=\int{\left( \frac{x}{\sqrt[3]{x}}+\frac{\sqrt{x}}{\sqrt[3]{x}}+\frac{1}{\sqrt[3]{x}} \right)dx}\]

\(\begin{array}{l} = \int {\left( {{x^{\frac{2}{3}}} + {x^{\frac{1}{6}}} + {x^{ - \frac{1}{3}}}} \right)dx} = \int {{x^{\frac{2}{3}}}dx} + \int {{x^{\frac{1}{6}}}dx} + \int {{x^{ - \frac{1}{3}}}dx} \\ = \frac{3}{5}{x^{\frac{5}{3}}} + \frac{6}{7}{x^{\frac{7}{6}}} + \frac{3}{2}{x^{\frac{2}{3}}} + C \end{array}\)

b) \[\int{\frac{{{2}^{x}}-1}{{{e}^{x}}}dx}=\int{{{\left( \frac{2}{e} \right)}^{x}}dx}-\int{\frac{1}{{{e}^{x}}}dx}=\frac{{{\left( \frac{2}{e} \right)}^{x}}}{\ln \frac{2}{e}}+\frac{1}{{{e}^{x}}}+C=\frac{{{2}^{x}}}{{{e}^{x}}\left( \ln 2-1 \right)}+\frac{1}{{{e}^{x}}}+C=\frac{{{2}^{x}}+\ln 2-1}{{{e}^{x}}\left( \ln 2-1 \right)}+C\]

c) \[\int{\frac{1}{{{\sin }^{2}}x.{{\cos }^{2}}x}dx}=\int{\frac{4}{4{{\sin }^{2}}x.{{\cos }^{2}}x}dx=4\int{\frac{1}{{{\sin }^{2}}2x}dx}}=-2\cot 2x+C\]

d) \[\int{\sin 5x.\cos 3xdx}=\frac{1}{2}\int{\left( \sin 8x+\sin 2x \right)dx}\]

\[=\frac{1}{2}\left( \int{\sin 8xdx}+\int{\sin 2xdx} \right)=\frac{1}{2}\left( -\frac{1}{8}\cos 8x-\frac{1}{2}\cos 2x \right)+C\]

\[=-\frac{1}{16}\cos 8x-\frac{1}{4}\cos 2x+C\]

e) \[\int{{{\tan }^{2}}xdx}=\int{\left( \frac{1}{{{\cos }^{2}}x}-1 \right)dx}=\int{\frac{dx}{{{\cos }^{2}}x}-\int{dx}}=\tan x-x+C\]

g) \[\int{{{e}^{3-2x}}dx}=-\frac{1}{2}\int{{{e}^{3-2x}}d\left( 3-2x \right)}=-\frac{1}{2}{{e}^{3-2x}}+C\] (hoặc có thể sử dụng phương pháp đổi biến đặt \[t=3-2x\] )

h) \[\int{\frac{dx}{\left( 1+x \right)\left( 1-2x \right)}}=\int{\frac{2\left( 1+x \right)+\left( 1-2x \right)}{3\left( 1+x \right)\left( 1-2x \right)}dx}=\frac{1}{3}\int{\left( \frac{2}{1-2x}+\frac{1}{1+x} \right)dx}\]

\(\begin{array}{l} = \frac{2}{3}\int {\frac{{dx}}{{1 - 2x}}} + \frac{1}{3}\int {\frac{{dx}}{{1 + x}}} \\ = \frac{2}{3}\int {\frac{{d\left( {1 - 2x} \right)}}{{ - 2\left( {1 - 2x} \right)}}} + \frac{1}{3}\int {\frac{{d\left( {1 + x} \right)}}{{1 + x}}} \\ = - \frac{1}{3}\ln \left| {1 - 2x} \right| + \frac{1}{3}\ln \left| {1 + x} \right|\\ = \frac{1}{3}\ln \left| {\frac{{1 + x}}{{1 - 2x}}} \right| \end{array}\)

Bài 3.(trang 101 SGK Giải tích 12)

a) \[I=\int{{{\left( 1-x \right)}^{9}}dx}\]

Đặt \[t=1-x\Rightarrow dt=-dx\Leftrightarrow -dt=dx\]

Khi đó, \[I=-\int{{{t}^{9}}dt}=-\frac{{{t}^{10}}}{10}+C\] hay \[I=-\frac{{{\left( 1-x \right)}^{10}}}{10}+C\]

b) \[I=\int{x{{\left( 1+{{x}^{2}} \right)}^{\frac{3}{2}}}dx}\]

Đặt \[t=1+{{x}^{2}}\Rightarrow dt=2xdx\Leftrightarrow \frac{dt}{2}=xdx\]

Khi đó, \[I=\int{{{t}^{\frac{3}{2}}}\frac{dt}{2}}=\frac{1}{2}.\frac{2}{5}{{t}^{\frac{5}{2}}}+C=\frac{1}{5}{{t}^{\frac{5}{2}}}+C\] hay \[I=\frac{1}{5}{{\left( 1+{{x}^{2}} \right)}^{\frac{5}{2}}}+C\]

c) \[I={{\cos }^{3}}x\sin xdx\]

Đặt \[t=\cos x\Rightarrow dt=-\sin xdx\Leftrightarrow -dt=\sin xdx\]

Khi đó, \[I=-\int{{{t}^{3}}\frac{dt}{2}}dt=-\frac{{{t}^{4}}}{4}+C\] hay \[I=-\frac{{{\cos }^{4}}x}{4}+C\]

d) \[I=\int{\frac{dx}{{{e}^{x}}+{{e}^{-x}}+2}}=\int{\frac{{{e}^{x}}dx}{{{e}^{2x}}+2.{{e}^{x}}+1}}=\int{\frac{{{e}^{x}}dx}{{{\left( {{e}^{x}}+1 \right)}^{2}}}}\]

Đặt \[t={{e}^{x}}+1\Rightarrow dt={{e}^{x}}dx\]

Khi đó, \[I=\int{\frac{dt}{{{t}^{2}}}}=\int{{{t}^{-2}}dt}=-{{t}^{-1}}+C=-\frac{1}{t}+C\] hay \[I=-\frac{1}{{{e}^{x}}+1}+C\]

Bài 4.(trang 101 SGK Giải tích 12)

a) \[I=\int{x\ln \left( 1+x \right)dx}\]

Đặt\(\left\{ \begin{array}{l} u = \ln \left( {1 + x} \right)\\ dv = xdx \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = \frac{1}{{1 + x}}dx\\ v = \frac{{{x^2}}}{2} \end{array} \right.\)

Khi đó, \[I=\frac{{{x}^{2}}}{2}\ln \left( 1+x \right)-\frac{1}{2}\int{\frac{{{x}^{2}}}{1+x}dx}\]

\(\begin{array}{l} = \frac{{{x^2}}}{2}\ln \left( {1 + x} \right) - \frac{1}{2}\int {\frac{{{x^2} - 1 + 1}}{{1 + x}}dx} \\ = \frac{{{x^2}}}{2}\ln \left( {1 + x} \right) - \frac{1}{2}\int {\left( {x - 1 + \frac{1}{{1 + x}}} \right)dx} \\ = \frac{{{x^2}}}{2}\ln \left( {1 + x} \right) - \frac{1}{2}\left( {\int {\left( {x - 1} \right)dx} + \int {\frac{1}{{1 + x}}dx} } \right)\\ = \frac{{{x^2}}}{2}\ln \left( {1 + x} \right) - \frac{1}{2}\left( {\frac{{{x^2}}}{2} - x + \int {\frac{{d\left( {1 + x} \right)}}{{1 + x}}} } \right)\\ = \frac{{{x^2}}}{2}\ln \left( {1 + x} \right) - \frac{1}{2}\left( {\frac{{{x^2}}}{2} - x + \ln \left| {1 + x} \right|} \right) + C \end{array}\)

\[=\frac{1}{2}\left( {{x}^{2}}-1 \right)\ln \left( 1+x \right)-\frac{{{x}^{2}}}{4}+\frac{x}{2}+C\] (vì \[1+x>0\] nên \[\ln \left| 1+x \right|=\ln \left( 1+x \right)\] )

b) \[I=\int{\left( {{x}^{2}}+2x-1 \right){{e}^{x}}dx}\]

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = {x^2} + 2x - 1\\ dv = {e^x}dx \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = \left( {2x + 2} \right)dx\\ v = {e^x} \end{array} \right.\)

Khi đó, \[I=\left( {{x}^{2}}+2x-1 \right){{e}^{x}}-2\int{\left( x+1 \right){{e}^{x}}dx}\]

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = x + 1\\ dv = {e^x}dx \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = dx\\ v = {e^x} \end{array} \right.\)

Khi đó, \[I=\left( {{x}^{2}}+2x-1 \right){{e}^{x}}-2\left( \left( x+1 \right){{e}^{x}}-\int{{{e}^{x}}dx} \right)\]

\(\begin{array}{l} = \left( {{x^2} + 2x - 1} \right){e^x} - 2\left( {\left( {x + 1} \right){e^x} - {e^x}} \right)\\ = \left( {{x^2} - 1} \right){e^x} + C \end{array}\)

c) \[I=\int{x\sin \left( 2x+1 \right)dx}\] 

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = x\\ dv = \sin \left( {2x + 1} \right)dx \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = dx\\ v = - \frac{{\cos \left( {2x + 1} \right)}}{2} \end{array} \right.\)

Khi đó, \[I=-\frac{1}{2}x\cos \left( 2x+1 \right)+\frac{1}{2}\int{\cos \left( 2x+1 \right)dx}\]

\(\begin{array}{l} = - \frac{1}{2}\cos \left( {2x + 1} \right) + \frac{1}{2}.\frac{1}{2}\sin \left( {2x + 1} \right) + C\\ = - \frac{1}{2}\cos \left( {2x + 1} \right) + \frac{1}{4}\sin \left( {2x + 1} \right) + C \end{array}\)

d) \[I=\int{\left( 1-x \right)\cos xdx}\]

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = 1 - x\\ dv = \cos xdx \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = - dx\\ v = \sin x \end{array} \right.\)

Khi đó, \[I=\left( 1-x \right)\sin x+\int{\sin xdx}\]

\[=\left( 1-x \right)\sin x-\cos x+C\]

Gợi ý Giải bài tập sách giáo khoa nguyên hàm lớp 12, toán 12 lý thuyết trọng tâm giúp học sinh nắm vững kiến thức chính xác nhanh nhất.

Đánh giá (481)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy