ican
Vật lý 11
Bài 35: Thực hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì

THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ

Vật Lý 11 bài Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI 35. THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Mục đích thí nghiệm

+ Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì bằng cách ghép nó đồng trục với một thấu kính hội tụ để tạo ra ảnh thật của vật thật qua hệ hai thấu kính.

+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng giá quang học để xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.

2. Dụng cụ thí nghiệm

1. Giá quang học G, có thước dài 75 cm

2. Đèn chiếu Đ, loại 12 V - 21 W

3. Bản chắn sáng C, màu đen, trên mặt có một lỗ tròn mang hình số 1 dùng làm vật AB.

4. Thấu kính phân kì L.

5. Thấu kính hội tụ L0.

6. Bản màn ảnh M

7. Nguồn điện U (AC-DC: 0-3-9-12V/3A)

8. Bộ hai dây dẫn có đầu phích cắm.

3. Cơ sở lí thuyết

Dựa vào công thức sau đế’ tìm tiêu cự \(f=\frac{\text{dd'}}{\text{d+d'}}\)

Để đo được d, d’ ta ghép thêm một thấu kính hội tụ đồng trục với thấu kính phân kì.

4. Tiến hành thí nghiệm

– Lắp ráp thí nghiệm thực hành theo sơ đồ hình 35.1a sách giáo khoa.

– Điều chỉnh khoảng cách vật, thấu kính, màn chắn phù hợp để thu được ảnh thật từ một màn chắn.

– Đo các khoảng cách d, d’ và ghi chép các số liệu.

6. Tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả

– Tính tiêu cự của thấu kính trong mỗi lần đo theo công thức (1).

– Tính giá trị trung bình của tiêu cự.

– Tính được sai số của phép đo.

– Trình bày được kết quả và nhận xét được nguyên nhân gây ra sai số.

7. Báo cáo thí nghiệm

– Trình bày báo cáo thí nghiệm theo mẫu

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Họ và tên:………………………………………………Lớp:…………… Tổ:……………….

1. Tên bài thực hành:

…………………………………………………………………………………………………

2. Bảng thực hành 35.1

Vị trí (1) vật AB: ……………………….. (mm)

Lần đo

d (mm)

|d′| (mm)

f (mm)

Δf (mm)

1

……………

……………

……………

……………

2

……………

……………

……………

……………

3

……………

……………

……………

……………

4

……………

……………

……………

……………

5

……………

……………

……………

……………

Trung bình

\(\overline{f}=.........(mm)\)

\(\overline{\Delta f}=.........(mm)\)

3. Tính kết quả của phép đo trong Bảng thực hành 35.1

– Tính giá trị tiêu cự f của thấu kính phân kì L trong mỗi lần đo.

– Tính giá trị trung bình \overline{f} của các lần đo.

– Tính sai số tuyệt đối trong mỗi lần đo.

– Tính sai số tuyệt đối trung bình \(\overline{\Delta f}\) của các lần đo.

– Tính sai số tỉ đối trung bình: \(\delta =\frac{\overline{\Delta f}}{\left| \overline{f} \right|}\cdot\)

4. Viết kết quả phép đo.

\(f=\overline{f}\pm \overline{\Delta f}=....................\pm ..................(mm)\) với d = ………………………

B. HOẠT ĐỘNG

Câu C1 (trang 219 SGK Vật Lí 11):

Hãy nêu rõ:

– Tính chất của ảnh ảo A’B’ tạo bởi thấu kính phân kì đối với vật thật AB.

– Quy ước về dấu đại số của các đại lượng d, d’, f’ trong công thức \(f=\frac{\text{dd'}}{\text{d+d'}}\)

Trả lời:

• Ảnh ảo A’B’ tạo bởi vật thật AB là ảnh có kích thước nhỏ hơn vật, và cùng chiều so với vật.

• Quy ước về dấu đại số của các đại lượng f, d, d’ trong công thức \(f=\frac{\text{dd'}}{\text{d+d'}}\)

Ảnh ảo nếu d’ < 0; ảnh thật nếu d’ > 0

Thấu kính phân kì nếu f < 0; thấu kính hội tụ nếu f > 0.

Vật ảo thì d < 0; vật thật nếu d > 0.

Câu C2 (trang 221 SGK Vật Lí 11):

Muốn thấu kính hội tụ L0 tạo ra ảnh thật A’B’ lớn hơn vật thật AB (Hình 35.2a), ta cần phải chọn khoảng cách từ vật AB và từ màn ảnh M đến thấu kính hội tụ L0 thỏa mãn điều kiện gì so với tiêu cự của thấu kính này?

Trả lời:

Muốn thấu kính hội tụ L0 tạo ra ảnh thật A’B’ lớn hơn vật thật AB thì vật AB phải nằm trong khoảng từ f đến 2f, tức là f < d < 2.f và khoảng cách từ màn đến thấu kính d1’ > 2f.

Câu C3 (trang 221 SGK Vật Lí 11):

Muốn ảnh cuối cùng của vật AB tạo bởi hệ thấu kính (L, L0) bố trí như hình 35.2 là ảnh thật, thì khoảng cách giữa thấu kính phân kì L và thấu kính hội tụ L0 phải lớn hơn hay nhỏ hơn tiêu cự của thấu kính hội tụ L0? Giải thích tại sao.

 

Trả lời:

Muốn ảnh cuối cùng của vật AB tạo bởi hệ thấu kính (L, L0) bố trí như hình 35.2 sách giáo khoa là ảnh thật, thì khoảng cách giữa thấu kính phân kì L và thấu kính hội tụ L0 phải lớn hơn tiêu cự (ℓ > f).

Vì nếu ℓ < f thì có khả năng xảy ra trường hợp như sau:

Tiêu điểm vật F2 của thấu kính hội tụ nằm trước thấu kính phân kì, nên có thể xảy ra trường hợp ảnh A1B1 của vật AB qua thấu kính phân kì sẽ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ L1 thì lúc đó ta sẽ thu được ảnh ảo, không thể là ảnh thật.

D. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 223 SGK Vật Lí 11):

Viết công thức thấu kính và nói rõ quy ước về dấu của các đại lượng có trong công thức này.

Trả lời:

+ Công thức của thấu kính: \(\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}'}}\)

+ Quy ước về dấu:

Ảnh ảo nếu d’ < 0; ảnh thật nếu d’ > 0

Thấu kính phân kì nếu f < 0; thấu kính hội tụ nếu f > 0.

Vật ảo thì d < 0; vật thật nếu d > 0.

Bài 2 (trang 223 SGK Vật Lí 11):

Trình bày phương pháp đo tiêu cự của thấu kính phân kì L đã được thực hiện trong thí nghiệm này.

Vẽ ảnh thật của một vật thật AB đặt vuông góc với trục chính của một hệ hai thấu kính đồng trục L, L0. Cho biết thấu kính phân kì L đặt gần vật AB hơn so với thấu kính hội tụ L0 và ảnh cuối cùng tạo bởi hệ thấu kính này là ảnh thật.

Trả lời:

– Điều chỉnh khoảng cách vật, thấu kính, màn chắn phù hợp để thu được ảnh thật từ một màn chắn.

– Vẽ ảnh.

Bài 3 (trang 223 SGK Vật Lí 11):

Có thể xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ L0 khi tiến hành thí nghiệm này được không ? Nếu biết, em hãy nói rõ nội dung này thuộc phần nào của bài thí nghiệm.

Trả lời:

Có thể xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ L0 trong mục V.2, Bài 35 SGK Vật Lí 11. Sau khi thu được ảnh thật A’B’ lớn hơn vật AB hiện rõ trên màn ảnh M, ta phải đo các khoảng cách d0 từ vật AB và khoảng cách d0’ từ ảnh thật A’B’ đến thấu kính hội tụ L0 để tính tiêu cự f0 của thấu kính này theo công thức (35.1).

Bài 4 (trang 223 SGK Vật Lí 11):

Hãy nói rõ cách xác định đúng vị trí ảnh rõ nét của một vật hiện trên màn ảnh đặt ở phía sau của một thấu kính hoặc của một hệ thấu kính.

Trả lời:

Có thể xác định đúng vị trí ảnh rõ nét của một vật trên màn ảnh M đặt ở phía sau một thấu kính hoặc hệ thấu kính bằng cách vừa quan sát mép các đường viền của ảnh, vừa phối hợp dịch chuyển về cả hai phía đối với một trong ba đối tượng: hoặc vật, hoặc màn ảnh, hoặc các thấu kính, sao cho mép các đường viền ảnh thay đổi dần từ không rõ nét (bị nhòe) chuyển sang sắc nét, rồi lại không rõ nét. Sau vài lần so sánh mức độ sắc nét của mép các đường viền ảnh, ta có thể xác định được vị trí ảnh hiện rõ nét nhất trên màn ảnh M.

Bài 5 (trang 223 SGK Vật Lí 11):

Hãy cho biết những nguyên nhân nào có thể gây nên sai số ngẫu nhiên của phép đo tiêu cự f thấu kính phân kì L trong thí nghiệm này.

Trả lời:

Nguyên nhân chủ yếu gây nên sai số ngẫu nhiên của phép đo tiêu cự thấu kính phân kì trong thí nghiệm này có thể do:

– Không xác định được đúng vị trí ảnh hiện rõ nét nhất trên màn ảnh M;

– Các quang trục của thấu kính phân kì L và thấu kính hội tụ L0 chưa trùng nhau;

– Đèn Đ không đủ công suất để chiếu sáng hoặc dây tóc đèn chưa được điều chỉnh nằm ở tiêu diện của kính tụ quang (lắp ở đầu đèn Đ).

– Ngoài ra ta có: \(\frac{\Delta f}{f}=\frac{\Delta \text{d}}{\text{d}}+\frac{\Delta \text{d'}}{{\text{d'}}}-\frac{\Delta \left( \text{d}+\text{d'} \right)}{\text{d}+\text{d'}}\)

Ta thấy, khi chọn d khá lớn để \(\frac{\Delta \text{d}}{\text{d}}\) nhỏ thì d’ sẽ nhỏ. Kết quả là \(\frac{\Delta f}{f}\) sẽ lớn và gây ra sai số.

Bài 6 (trang 223 SGK Vật Lí 11):

Có thể thực hiện phép đo tiêu cự f của thấu kính phân kì L bằng cách ghép nó đồng trục với một thấu kính hội tụ L0, nhưng vật thật được đặt gần thấu kính hội tụ hơn so với thấu kính phân kì được không ?

Nếu biết, em hãy trình bày rõ các bước tiến hành thí nghiệm và vẽ hình minh họa sự tạo ảnh của vật.

Trả lời:

Đặt vật AB trước và gần thấu kính hội tụ L.

Điều chỉnh sao cho vật AB qua L0 cho ảnh nằm sau thấu kính phân kì L, thì sẽ thu được ảnh cuối cùng là ảnh thật.

+ Các bước tiến hành:

– Giữ vật cố định, di chuyển thấu kính hội tụ và màn cho tới khi hứng được ảnh rõ nét trên màn (sắp xếp để thấu kính cho ảnh nhỏ).

– Đặt thấu kính phân kì trong khoảng giữa thấu kính hội tụ và màn, cách màn vài xăng-ti-mét, quan sát thấy ảnh trên màn bị nhòe đi. Gọi khoảng cách từ thấu kính phân kì đến màn lúc này là d2, đo d2.

– Di chuyển màn ra xa các thấu kính cho tới khi thu được ảnh rõ nét trên màn, đo khoảng cách d2’ từ thấu kính phân kì đến màn.

– Tính tiêu cự f2 bằng công thức: \({{\text{f}}_{2}}=\frac{{{\text{d}}_{2}}\text{d}_{2}^{/}}{{{\text{d}}_{2}}+\text{d}_{2}^{/}}\)

Vì d2 < 0 và |d2’| > |d2| nên f2 < 0

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 11 bài Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (286)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy