ican
Tiếng Anh 11
Language: Grammar (trang 49-50)

Unit 9: Cities of the future -Grammar

Ican

III. Grammar (Lý thuyết)

Tag Questions (Câu hỏi đuôi)

Câu hỏi đuôi được thành lập sau một câu nói khẳng định hoặc phủ định, được ngăn cách bằng dấu phẩy (,) vì vậy người đặt câu hỏi đã có thông tin về câu trả lời. Tuy nhiên, thường thì người hỏi không chắc chắn lắm về thông tin này. Nếu người hỏi chắc chắn, tự tin rằng mình đã có thông tin về câu trả lời nhưng vẫn hỏi thì khi chấm dứt câu hỏi đuôi, người hỏi sẽ lên giọng.

Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi:

Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.

Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định.

Cấu tạo của câu hỏi đuôi:

Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phầy, có NOT hoặc không có NOT và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.

Công thức câu hỏi đuôi

S + V + O, (trợ từ) + Đại từ

Trong phần đuôi đại từ chỉ có thể là I, you, we, they, he, she, it.

Nam

®

he

No one

®

they

Nữ

®

she

nobody

®

they

Vật

®

it

anyone

®

they

There

®

there

everyone

®

they

This

®

it

someone

®

they

That

®

it

everything

®

it

These

®

they

nothing

®

it

Those

®

they

No one

®

they

Cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì

  • Đối với động từ To be: ta dùng to be để làm trợ từ trong phần đuôi

Ex:       You are worried, aren't you?  (Bạn đang lo lắng, phải không?)

                        She was a singer, wasn’t she? (Cố ấy là ca sĩ, phải không?)

  • Hiện tại đơn động từ thường: mượn trợ động từ do hoặc does tùy theo chủ ngữ

                  Ex:       They like me, don't they? (Họ thích tôi, đúng không?)

                        She loves you, doesn't she? (Cô ấy yêu bạn, phải không?)

  • Thì quá khứ đơn với động từ thường: trợ động từ did, quá khứ đơn với To be: was hoặc were:

            Ex:       You lied to me, didn't you? (Bạn lừa dối tôi, đúng không?)

                        He didn't come here, did he? (Anh ta không đến, phải không?)

                        She was friendly, wasn't she? (Cô ấy thật thân thiện, phải không?)

  • Thì hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn: trợ động từ have, has, had để làm trợ từ.

            Ex:       They have left, haven't they? (Họ đã đi rồi, phải không?)

                        The rain has stopped, hasn't it? (Trời đã tạnh mưa, phải không?)

  • Thì tương lai đơn:

            Ex: It will rain, won't it? (Trời sắp mưa, phải không?)

Your girlfriend will come to the party, won't she? (Bạn gái bạn sẽ tới buổi tiệc, phải không?)

  • Với động từ khuyết thiếu thì dùng ngay động từ khuyết thiếu làm phần trợ từ.

            Ex:  You can drive this car, can’t you? (Bạn có thể lái chiếc xe này, đúng không?)

Một số trường hợp đặc biệt khi đặt câu hỏi đuôi

Trong câu hỏi đuôi chúng ta luôn luôn dùng các đại từ chủ ngữ (I, he, it, they, ...) để đặt câu hỏi. Nếu là câu hỏi đuôi phủ định chúng ta dùng hình thức rút gọn giữa “not” với “to be” hoặc với trợ động từ (isn’t, don’t, doesn’t, haven’t, didn’t, can’t, won’t, …). Ngoài ra, còn một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý sau:

  • Đối với động từ "Am"

Không dùng “am not I” mà phải dùng “aren’t I” cho câu hỏi đuôi.

            Ex: I am wrong, aren’t I? (Tôi sai phải không)

  • Đối với động từ khiếm khuyết "Must"

Vì “must” có nhiều cách dùng nên tùy theo cách dùng sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau.

Khi “must” chỉ sự cần thiết, ta dùng “needn’t” cho câu hỏi đuôi.

            Ex: They must work hard, needn’t they?  (Họ phải làm việc tích cực hơn, đúng không?)

Khi “must” chỉ sự cấm đoán, ta dùng must cho câu hỏi đuôi.

            Ex: You mustn’t come late, must you?  (Anh không được đến trễ, nghe chưa?)

Khi “must” chỉ sự dự đoán ở hiện tại, dựa vào động từ theo sau “must” để chọn động từ cho thích hợp.

            Ex: She must be a very kind woman, isn’t she?

                (Bà ta ắt hẳn là một người phụ nữ tốt bụng, phải không?)

Khi “must” chỉ sự dự đoán ở quá khứ (trong công thức “must + have + V3/ed), ta dùng have/has cho câu hỏi đuôi.

            Ex: You must have stolen my wallet, haven’t you?

               (Chị chắc hẳn là đã lấy cắp ví tiền của tôi, đúng không?)

  • Đối với động từ "Have to"

Với động từ “have/ has/ had to” thì ta dùng trợ động từ “do/ does/ did” cho câu hỏi đuôi.

            Ex: She has to go home, doesn’t she? (Có phải cô ấy cần về nhà?)

                  He had to go to school yesterday, didn’t he?

                (Hôm qua anh ta phải đến trường đúng không?)

  • Đối với động từ "Let"

Khi “Let” đặt đầu câu, căn cứ vào ý nghĩa mà “let” truyền tải trong câu để chọn động từ phù hợp.

“Let’s” trong câu gợi ý, rủ rê ai làm việc gì đó cùng mình thì ta dùng “shall we?” cho câu hỏi đuôi.

Ex: Let’s go, shall we? (Ta đi thôi, phải không nào?)

      Let’s have buttered scones with strawberry jam for tea, shall we?

(Chúng ta cùng ăn bánh bơ nướng với mứt dâu tây và uống trà thôi, phải không nào?)

“Let” trong câu xin phép (let us/let me) thì ta dùng “will you?” cho câu hỏi đuôi.

Ex: Let us use the telephone, will you? (Cho bọn mình sử dụng điện thoại, được không?)

      Let me have some drink, will you?  (Cho mình uống nước, được không?)

“Let” trong [câu đề nghị] giúp người khác (let me), dùng "may I?"

Ex: Let me help you do it, may I? (Để mình giúp cậu làm, được chứ?)

  • Đối với câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh được dùng để diễn đạt ý muốn ai đó nghe theo lời khuyên của mình.

Diễn tả lời mời thì ta dùng “won't you” cho câu hỏi đuôi.

            Ex: Drink some coffee, won’t you? (Mời bạn uống chút cà phê nhé?)

Diễn tả sự nhờ vả thì ta dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.

            Ex: Take it away now, will you?  (Bỏ đi dùm mình nhé?)

Diễn tả sự ra lệnh thì ta dùng “can/ could/ would you” cho câu hỏi đuôi.

            Ex: Go out, can’t you? (Ra ngoài dùm tôi?)

Đối với câu mệnh lệnh phủ định chỉ được dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.

            Ex: Don’t marry her, will you? (Con sẽ không cưới con bé đó chứ?)

  • Đối với câu có đại từ bất định chỉ người

Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ người như: Anyone, anybody, no one, nobody, none, everybody, everyone, somebody, someone thì chúng ta dùng đại từ “they” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

Ex: Someone had recognized him, hadn’t they? (Có người đã nhận ra hắn, phải không?)

Tuy nhiên, nếu chủ ngữ là những đại từ mang tính phủ định như no one, nobody, none thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Ex: Nobody remembered my date of birth, did they?

(Không ai nhớ ngày sinh của tôi hết, phải không?)

 

  • Đối với câu có đại từ bất định chỉ vật

Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ vật như: Nothing, something, everything thì chúng ta dùng đại từ “it” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

            Ex: Everything is okay, isn’t it? (Mọi thứ đều tốt đẹp phải không?)

Tuy nhiên, nếu chủ ngữ là những đại từ mang tính phủ định như nothing thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

            Ex: Nothing was said, was it?  (Lúc đó không ai nói gì hết, phải không?)

  • Đối với câu có chủ ngữ mang tính chất phủ định

Những câu trần thuật có chứa các từ như: Neither, none, no one, nobody, nothing, scarcely, barely, hardly, hardly ever, seldom thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

            Ex: Peter hardly ever goes to parties, does he?

            (Peter hầu như không bao giờ đi dự tiệc tùng, phải không?)

  • Đối với câu cảm thán

Khi mệnh đề chính là một câu cảm thán, ta lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, đồng thời dùng động từ là: is, are, am.

            Ex: What a beautiful day, isn’t it?  (Một ngày thật đẹp, đúng không?)

Conditional Sentences Type 0 - Câu điều kiện loại 0

- Câu điều kiện gồm có hai phần: Mệnh đề điều kiện (If clause) – để đưa ra giả thuyết và mệnh đề chính (Main clause) để đưa ra kết quả tương ứng với giả thuyết được đưa ra.

If clause, main clause

            Ex:       If you leave ice in the sun, it melts. 

                        (Nếu bạn để đá dưới ánh nắng mặt trời, nó sẽ tan chảy.)

Giả thuyết được đưa ra là You leave ice in the sun tương ứng với đó là kết quả it melts.

- Vị trí của mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính có thể tráo đổi cho nhau. Tuy nhiên, khi mệnh đề điều kiện đứng đầu câu thì sẽ được ngăn cách với mệnh đề chính đằng sau bằng dấu phẩy. Còn khi mệnh đề chính đứng đầu câu thì các em không cần sử dụng dấu phẩy để ngăn cách hai mệnh đề.

            Ex:       Ice melts if you leave it in the sun. 

                        (Đá tan chảy nếu bạn để nó dưới ánh nắng mặt trời.)

Mệnh đề chính - Ice melts đứng đầu câu, theo sau là mệnh đề điều kiện - if you leave it in the sun nên giữa chúng không cần dấu phẩy ngăn cách.

  • Cấu trúc sử dụng

Câu điều kiện loại 0 có cấu trúc tổng quát giống với cấu trúc chung của câu điều kiện là gồm mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính.

Trong đó, động từ trong mệnh đề điều kiện và động từ trong mệnh đề chính thường được chia ở hiện tại đơn.

If clause (Mệnh đề điều kiện)

Simple Present (Hiện tại đơn)

Main clause (Mệnh đề chính)

Simple Present (Hiện tại đơn)

Ex: If you drop a stone in water, the stone sinks. 

     (Nếu bạn ném một hòn đá xuống nước, nó sẽ chìm.)

Mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính sử dụng động từ chia ở hiện tại đơn lần lượt là comehas.

  • Cách sử dụng

Câu điều kiện loại 0 được sử dụng để diễn tả một kết quả mang tính hiển nhiên, luôn luôn đúng tương ứng với giả thuyết được đưa ra.

Ex: If you pour oil on water, it floats.  (Nếu bạn đổ dầu vào nước thì nó sẽ nổi.)

Với giả thuyết được đưa ra là you pour oil on water – "bạn đổ dầu vào nước" chúng ta có kết quả luôn luôn đúng đó là it floats – "dầu nổi trên mặt nước". Đây là một sự thật đã được khoa học chứng minh.

Ex: Mark cycles to work if the weather is fine.  (Mark đi xe đạp đi làm nếu thời tiết tốt.)

Với giả thuyết được đưa ra là the weather is fine – "thời tiết đẹp" luôn có kết quả tương ứng là Mark cycles to work - "Mark đi xe đạp đi làm". Câu diễn tả những hành động diễn ra lặp đi lặp lại, theo thói quen khi một điều kiện nào đó xảy ra.

Ex: If you mix blue and yellow, you get green. 

(Nếu bạn pha màu xanh da trời và màu vàng, bạn sẽ được màu xanh lá cây.)

Câu trên diễn tả một sự thật hiển nhiên là "Khi pha màu xanh với màu vàng thì luôn được màu xanh lá cây."

Ex: Helen buys expensive clothes if she goes shopping. 

(Helen mua quần áo đắt tiền nếu cô ấy đi mua sắm.)

Câu trên diễn tả sự thật luôn đúng với Helen là "Nếu cô ấy đi mua sắm thì cô ấy sẽ mua quần áo đắt tiền."

Lưu ý trong câu điều kiện loại 0, if có thể được thay thế bằng when.

Ex: If you put food in the fridge, it stays fresh longer. 

(Nếu bạn bỏ thực phẩm vào trong tủ lạnh, nó sẽ tươi lâu hơn.)

Có thể được chuyển thành:

When you put food in the fridge, it stays fresh longer. 

(Khi bạn bỏ thực phẩm vào trong tủ lạnh, nó sẽ tươi lâu hơn.)

III. Grammar (Bài tập)

Task 1. Match the question tags with the statements to make complete sentences. (Ghép phần hỏi đuôi với phần câu kề để hoàn thành câu.)

1.c                   2.h                   3.f                    4.d

5. g                  6. a                  7. b                  8. e

Task 2. Complete the sentences with the correct question tags. (Hoàn thành câu bằng câu hỏi đuôi.)

1. is there         2. can't you                  3. has it                        4. will / would / could / won't you

5. shall we       6. aren't they               7. haven't they             8. has she

Task 3. Match the if - clauses with the result clauses. (Ghép các mệnh đề if với các mệnh đề kết quả.)

1.e                   2.c                   3.f                    4.a

5.h                   6.b                   7.d                   8.g

Task 4. Combine the sentences or rewrite them to make conditional sentences. Decide whether to use type 0 or 1. (Nối những cặp câu dưới đây, viết chúng thành câu điều kiện, loại 0 hoặc 1.)

1. If the baby is crying, he may be hungry. / The baby may be hungry if he is crying. (Type 1)

2. If you travel on a budget flight, you have to pay for your drink and food. You have to ... if you travel ... (type 0)

3. If the weather is fine, I walk to work instead of driving. / I walk ... if the weather is fine. (Type 0)

4. If people start using more solar energy, there will be less pollution. (Type 1)

5. If they have no homework, they usually play soccer. (Type 0)

6. If you travel by train, it takes five hours to get to Nha Trang. (Type 0)

7. If the government reduces / manages to reduce the use of fossil fuels, our city will become a more liveable place. (Type 1)

Đánh giá (347)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy