ican
Soạn Văn 11
Phong cách ngôn ngữ chính luận

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

Văn 11 bài Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

1. Tìm hiểu văn bản chính luận

a, Tuyên ngôn

- Thể loại văn bản: tuyên ngôn, tuyên bố của một đảng phái chính trị hoặc của một vị nguyên thủ quốc gia.

- Mục đích: tuyên bố độc lập dân tộc.

- Thái độ, quan điểm của người viết đối với vấn đề được đề cập đến: khẳng định quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cần hạnh phúc.

b, Bản tin thời sự

- Thể loại: bình luận thời sự

- Mục đích: chỉ rõ kẻ thù là phát xít Nhật.

- Thái độ: Khẳng định kẻ thù của ta là phát xít Nhật, bọn thực dân Pháp không còn là đồng minh chống Nhật của ta.

c, Xã luận

- Thể loại: xã luận

- Mục đích: Phân tích thành tựu trên các lĩnh vực và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

- Khẳng định đất nước Việt Nam căng tràn sức sống, sức xuân, trỗi dậy sức sống ấy biểu hiện ở mọi nơi, mọi người, thành tựu về nhiều lĩnh vực, giọng văn hào hứng sôi nổi.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện, thời sự,....nhằm trình bày, đánh giá, bình luận các sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.

LUYỆN TẬP

Bài 1: SGK – 99

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận:

- Nghị luận là thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt. Chính luận là một phong cách chức năng ngôn ngữ.

- Thao tác (phương pháp) nghị luận được sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực văn chương (nghị luận văn học), còn chính luận chí thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.

Bài 2: SGK – 99

Đoạn văn sử dụng nhiều các từ ngữ chính trị như: lòng yêu nước, truyền thông, xâm lăng,...

- Câu văn mạch lạc, chặt chẽ; kết hợp câu ngắn với câu dài (câu thứ ba).

- Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước. Trong đoạn văn, Bác đánh giá cao lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Đó là một niềm tự hào sâu sắc.

- Lời văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chẽ, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp (... tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nquy hiểm, khó khăn, nỏ nhấn chìm tất cả lũ bản nước và lũ cướp nước).

Bài 3: SGK – 99

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc:

+ Tình thế buộc ta phải kháng chiến: Ta đã nhân nhượng nhưng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng có ý đồ cướp nước ta một lần nữa.

+ Chúng ta chiến đấu bằng: bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì cũng có thể dùng làm vũ khí đều phải đứng lên chống Pháp (từ ngữ giản dị: đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ; vũ khí: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc...). Cho thấy tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Niềm tin tất thắng của quân dân ta: kháng chiến nhất định thắng lợi.

Qua những luận điểm trên ta có thể thấy tình yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân ta hết sức mãnh liệt. Những lời kêu gọi chiến đấu được Bác thể hiện qua ngôn từ giản dị, cho mọi tần lớp nhân dân đề hiểu được và hưởng ứng lời kêu gọi của kháng chiến.

 

Gợi ý Văn 11 Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (360)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy