ican
Soạn Văn 11
Ôn tập phần Làm văn (trang 124)

Soạn bài Ôn tập phần Làm văn

Văn 11 bài Soạn bài Ôn tập phần Làm văn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Ôn tập phần Làm văn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN

A. NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

Câu 1: Bảng thống kê những bài học phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 11:

Học kì 1

Học kì 2

1.Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

 

2. Thao tác lập luận phân tích

 

3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích

 

4. Thao tác lập luận so sánh

 

5. Luyện tập thao tác lập luận so sánh

 

6. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

 

7. Phong cách ngôn ngữ báo chí

 

8. Bản tin

 

9. Luyện tập viết bản tin

 

10. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

 

11. Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

12. Thao tác lập luận bác bỏ

 

13. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

 

14. Tiểu sử tóm tắt

 

15. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

 

16. Thao tác lập luận bình luận

 

17. Luyện tập thao tác lập luận bình luận

 

18. Phong cách ngôn ngữ chính luận

 

19. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác 1ập luận

 

20. Tóm tắt văn bản nghị luận

 

21. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

 

22. Ôn tập phần làm văn

Câu 2, 3 và 4: SGK – 124

Thao tácNội dungYêu cầu và cách làm
So sánhSo sánh để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng.Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. Đánh giá trên cùng một tiêu chí. Nêu rõ quan điểm của người viết.
Phân tíchChia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành những vấn đề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng.Phân tích để thấy được bản chất của sự việc. Phân tích phải đi liền với tổng hợp.
Bác bỏDùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, bác bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người nói, người nghe.

Bác bỏ luận điểm, luận cứ.

 

Phân tích chỉ ra cái sai.

 

Diễn đạt rành mạch, rõ ràng.

Bình luậnĐề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống văn học.

Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận.

 

Đề xuất được những ý kiến đúng.

 

Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề.

Tóm tắt văn bản nghị luậnTrình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó.

Lựa chọn văn bản gốc. Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt.

 

Tìm cách diễn đạt lại luận điểm.

Viết tiểu sử tóm tắtVăn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu.

Nguồn gốc.

Quá trình sống.

Sự nghiệp.

Những đóng góp.

B. LUYỆN TẬP:

Bài 1: SGK – 124

Trong văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta”, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận bác bỏ, phân tích, bình luận. Tác giả đã vận dụng kết hợp hiệu quả các thao tác lập luận, trong đó thao tác bác bỏ là chủ yếu và các thao tác còn lại hỗ trợ đắc lực.

Bài 2: SGK – 124

- Phân tích những lí do để có thể nói Thất bại là mẹ thành công:

+ Mỗi lần thất bại lại rút ra được những bài học kinh nghiệm.

+ Thất bại mà gượng dậy được cũng rèn luyện bản lĩnh cho con người.

- Chứng minh tính đúng đắn của câu danh ngôn bằng những dẫn chứng cụ thể trong đời sống hiện thực.

- Bác bỏ những quan điểm sai lầm:

+ Sợ thất bại nên không dám làm gì.

+ Bi quan, chán nản khi gặp thất bại.

+ Không biết cách rút ra bài học khi gặp thất bại.

- Dẫn chứng có thể lấy trong lịch sử, trong cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khoa học, các nhà cách mạng, trong thực tế cuộc sống (nhất là những người gần gũi quanh chúng ta).

Câu 3: SGK – 124

Đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

- Quan niệm mà tác giả hướng đến bác bỏ là: Những kẻ không biết coi trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương cũng là những rmười bình thường.

- Mục đích mà lập luận hướng đến là:

+ "muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương)

+ Những kẻ lăng mạ, giày xéo ba thứ ấy, "Đây là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất".

- Để bác bỏ thành công, tác giả đã dẫn ra những chân lí trong cuộc sống:

+ Con người sống trên đời mà không biết sợ điều gì thì là quỷ sứ.

+ Loại người như thế rất hiếm hoi, hoặc nói đúng hơn là không thể có.

+ Loại người sợ quyển thế và đồng tiền nhưng lại sẵn sàng chà đạp cái đẹp, cái tài, cái thiên lương thì không ít.

- Tác dụng của lập luận nhằm khẳng định giá trị tư tưởng của truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân cũng như chân lí: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kỉnh sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương).

* Viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn

- Chọn ý kiến, quan niệm cần bác bỏ và một vấn đề quen thuộc nào đó trong cuộc sống hoặc trong học tập.

- Xác định cách thức bác bỏ (bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ hoặc cách thức lập luận).

- Viết đoạn văn bác bỏ dựa trên kết quả đã xác định.

 

Gợi ý Văn 11 Soạn bài Ôn tập phần Làm văn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (234)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy