ican
Soạn Văn 11
Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)

Soạn bài Lẽ ghét thương

Ngữ Văn 11: Soạn bài Lẽ ghét thương chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 11 tốt hơn

Ican

LẼ GHÉT THƯƠNG

_Nguyễn Đình Chiểu_

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1: SGK – 48

Những điều ông Quán ghét: 10 câu thơ trong đoạn trích nói về lẽ ghét. Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương gây ra nhiều mối rắc rối, Ngũ Bá chia rẽ, đổ nát, sớm đầu tối đánh … Điểm chung của các vua chúa được nhắc đến: ăn chơi, hoang dâm vô độ, tranh quyền, đoạt lợi, không quan tâm đến chính sự đang rối ren, không nghĩ đến đời sống lầm than cực nhọc của dân. Căn nguyên của cái ghét ở đây là do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm cho nhân dân sa hầm sẩy hang, chịu lầm than, nhọc nhằn…

Với cái ghét là lẽ thương, 16 câu thơ kế tiếp như lời tự bạch của ông Quán về tình thương: thương những người có tài cao chí cả, muốn cứu đời, giúp dân nhưng lại gặp rủi ro, bất hạnh nên không thực hiện được chí hướng. Lòng thương của ông Quán thật rộng lớn: thương Nhan Tử mất sớm, dở dang công danh; thương Gia Cát Lượng có tài thao lược không cứu vãn được thời Hán mạt; thương Đồng Trọng Thư tài đức hơn người mà bị dồn vào thế bí; thương Đào Tiềm khí tiết thanh cao lại lui về ở ẩn; thương Hàn Dũ can vua bị đày… Tác giả kể về các nho gia đáng kính, đồng thời cũng nói về người đời đáng kính. Đoạn thơ kết thúc:

Xem qua kinh sử mấy lần

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương

Cho thấy vì thương nên ghét. Đây là hai mặt tình cảm đối lập nhưng xuất phát từ lòng thương dân sâu sắc. Nguyễn Đình Chiều tìm thấy bóng dáng mình trong đó: mơ ước lập thân để giúp đời nhưng lại gặp nhiều bất hạnh.

Câu 2: SGK – 48

Ghét và thương là hai tâm trạng đối lập. Từ ghét là thể hiện một trạng thái không thích, một hành động, một con người hay một điều gì đó, nhưng thương lại là một trạng thái hoàn toàn khác, nếu ghét là căm thù người khác, thì thương lại là nỗi niềm thương xót cho con người số phận hay con người nào đó.

Phép đối: Từ ghét và thương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt. (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; ghét ghét – thương thương; lại ghét – lại thương).Ở đây cách đặt như thế để biểu hiện sự đắn đó trong cách hành động của tác giả trước cuộc sống.

Phép lặp cũng như sự vận dụng linh hoạt hai từ ghét – thương đã giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả. Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, đều hết sức nồng nhiệt.

Câu 3: SGK – 48

Tác giả đã thể hiện hai trạng thái tình cảm yêu ghét khác nhau, biểu hiện một cái gì đó riêng biệt, lạ lẫm và mang lại cho người đọc một cái nhìn quang minh về con người cũng như tính chất của sự vật và hiện tượng.

Con người luôn có những cũng bậc cảm xúc riêng, và những luân lý luân thường đó là nỗi ghét và niềm thương xót, một vị anh hùng có tài đức và có tấm lòng yêu thương dân chúng cao cả do có tấm lòng thương dân nên tác giả đã căm ghét những người hại dân, đó là những điều rất bình thường trong một con người có chí khí và khí phách luôn bảo vệ cho lợi ích của nhân dân.

Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu - ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Giá trị nội dung

Thông qua lời ông Quán, Nguyền Đình Chiểu đã giãi bày tâm huyết của mình về lẽ ghét, tình thương với con người. Lời giãi bày đó thể hiện được quan điểm đạo đức yêu - ghét trước cuộc đời mà xuất phát của tình cảm đó là bởi vì cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy có thế khẳng định tư tưởng cốt lõi của đoạn trích là ở tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, tha thiết của nhà thơ.

Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp trữ tình nồng hậu

- Ngôn ngữ bình dị

- Sử dụng nhiều điệp từ “thương”, “ghét”

- Sử dụng phép đối, phép tiểu đối.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài tập SGK – 48

Theo tôi, câu thơ có thể thâu tóm toàn bộ tư tưởng và tình cảm trong đoạn trích là "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"

Tác giả đã đặt hai trạng thái tình cảm, cảm xúc hoàn toàn trái ngược trong một câu thơ giúp con người ta có thể nhìn nhận rõ hơn về lẽ yêu, lẽ ghét của ông quán. Chứng kiến cảnh tượng dân lầm than, đói khổ trong khi vua chúa, quan lại ăn chơi tráng tác, sa hoa lãng phí thì phàm là những người yêu nước thương dân không ai có thể ngồi yên được. Càng thương dân bao nhiêu thì nỗi căm ghét với xã hội và tầng lớp quan lại quý tộc bấy nhiêu. Cũng như thế, những con người đức hạnh, thương dân càng được nể trọng, yêu quý bao nhiêu thì những kẻ tầm phào, dốt nát, sĩ diện lại càng bị ghét bỏ, ruồng rẫy bấy nhiêu. Trái tim con người có những cung bậc cảm xúc rất đa dạng, phức tạp cho nên hai tình cảm yêu - ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

 

Hy vọng Soạn bài Lẽ ghét thương của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 11 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (337)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy