ican
Soạn Văn 11
Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)

Soạn bài Chiếu cầu hiền

Văn 11 bài Chiếu cầu hiền: Lý thuyết trọng tâm, soạn bài sách giáo khoa Chiếu cầu hiền: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

CHIẾU CẦU HIỀN

_Ngô Thì Nhậm_

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1: SGK – 70

Bố cục của bài chiếu gồm 3 phần:

Phần 1: (từ đầu đến "... ý trời sinh ra người hiền vậy") nói lên sứ mệnh, vai trò của người hiền tài đối với vua và đất nước.

Phần 2: (tiếp theo đến "... vì mưu lợi mà phải bán rao.") cách ứng xử của người hiền tài và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

Phần 3: còn lại: đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

Nội dung: Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

Chiếu nói chung và bài Chiếu cầu hiền nói riêng thuộc thể loại văn bản nghị luận chính trị - xã hội. Mặc dù chiếu thuộc thể loại công văn của triều đình, lệnh cho thần dân thực hiện. Tuy nhiên trong bài Chiếu cầu hiền, đối tượng là bậc hiền tài – những nho sĩ còn mang nặng tư tưởng trung quân. Trong nhan đề còn có từ cầu, có nghĩa là tính chất mệnh lệnh không được đề cao, thay vào đó là sự kêu gọi. Đó chính là lời động viên lời kêu gọi sĩ phu Bắc Hà đem tài sức mình ra phụng sự đất nước.

Câu 2: SGK – 70

Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới, nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:

Tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. Cuối cùng tác giả kết luận mọi hiền tài đều hướng về thiên tử như các tinh tú đều chầu về ngôi Bắc Thần. Hình ảnh được lấy từ Luận ngữ nên càng có sức thuyết phục đối với những người vốn lấy Nho giáo làm trọng.

Như vậy, lôgic của luận điểm được tóm tắt như sau: Người hiền là của quý của đất nước phải do thiên tử sử dụng; nếu giấu mình ẩn tiếng không phải là ý trời sinh ra người hiền tài. Hai ý quan trọng nhất của bài Chiếu cầu hiền đã được tác giả đặt ra một cách gọn, rõ trong phần mở bài, báo trước hướng đi và nội dung sẽ nói của bài chiếu.

Sau đó, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiện tại khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh. Đó là cách ứng xử không đúng với lẽ phải. Để tỏ ý kiến của mình, tác giả bài chiếu không nói ra bằng ngôn ngữ trực tiếp mà dùng hình ảnh tượng trưng hoặc lấy kinh điển Nho giáo để nói. Từ đó chỉ ra tính chất của thời đại và vai trò của người hiền tài đối với đất nước.

Phần cuối cùng tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Đó là thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Hình ảnh một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to có sức tác động và lôi kéo rất lớn, thể hiện sự thật tâm của chính quyền Quang Trung trong việc kêu gọi hiền tài ra giúp nước.

Bài chiếu này có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm. Bài chiếu đã thể hiện được những tâm tư, tình cảm chân thành của người viết, có sức thuyết phục và lay động người nghe. Qua đây cũng khẳng định thể vai trò quan trọng của hiền tài với đất nước.

Các từ ngữ trong bài được sử dụng trang trọng, phù hợp với ngôn ngữ của vị vua đứng đầu đất nước.

Câu 3: SGK – 70

Tư tưởng của vua Quang Trung thể hiện chính sách lấy dân làm trọng, coi trọng ý kiến của dân.

Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử.

Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài.

Chiếu cầu hiền không chỉ nói lên chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung mà còn cho ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân vì nước của nhà vua để xây dựng triều đại mới lúc bấy giờ. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó là chính sách chiêu mộ nhân tài có từ thời nhà Lí.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Bài chiếu là một văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn của vua Quang Trung, đồng thời qua bài chiếu ta thấy được tấm lòng của vua Quang Trung đối với người tài, đối với đất nước, cảm nhận được nhân cách cao đẹp của vua Quang Trung.

Giá trị nghệ thuật

Lập luận chặt chẽ, khúc chiết, kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt đầy sức thuyết phục về lý và tình.

 

Trên đây là gợi ý soạn bài Văn 11 bài Chiếu cầu hiền do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (404)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy