ican
Ngữ Văn 11
Ngữ cảnh

Soạn bài Ngữ cảnh

Soạn bài Ngữ cảnh ngắn gọn do đội ngũ giáo viên ICAN soạn thảo giúp học sinh nắm vững kiến thức, học môn Ngữ Văn 11 dễ dàng.

Ican

NGỮ CẢNH

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, đồng thời người nghe, (người đọc) dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được lời nói, câu văn.

1. Nhân vật giao tiếp:

  • Gồm người nói, người nghe, người viết/người đọc.
  • Mỗi nhân vật giao tiếp đều có những đặc điểm về nhiều mặt: lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống..
  • Những đặc điểm này luôn chi phối lời nói của cá nhân, chi phối việc lĩnh hội lời nói của người khác.

3. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

  • Bối cảnh giao tiếp rộng: đó là bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, tập quán, phong tục, thể chế chính trị, … ở bên ngoài ngôn ngữ. Những yếu tố đó tạo nên môi trường giao tiếp, chi phối cả người nói và người nghe, cả quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói câu văn.
  • Bối cảnh giao tiếp hẹp: Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống giao tiếp cụ thể.
  • Hiện thực được nói tới: Tạo nên để tài nghĩa sự việc cho câu nói. Đối với từ ngữ, hiện thực được nói tới tạo nên nghĩa biểu vật, là cơ sở cho việc quy chiếu của từ ngữ.

4. Văn cảnh

  • Bao gồm các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc đi sau ngôn ngữ nào đó.
  • Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và dạng ngôn ngữ nói, cả văn bản đơn thoại và văn bản đối thoại.

5. Vai trò của ngữ cảnh

  • Đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn: NGữ cảnh chính là môi trường sản sinh ra lời nói, câu văn.
  • Đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của lời nói, câu văn.

II. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài 1: SGK – 106

Bối cảnh đất nước: thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh.

Bối cảnh câu văn: Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh mười tháng nay, vậy mà lệnh quan (đánh giặc) vẫn chẳng thấy đâu. Người nông dân đã thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.

Bài 2: SGK – 106

Hồ Xuân Hương mở đầu bài thơ Tự tình (bài II) bằng hai câu thơ sau:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Hai câu thơ trên của Xuân Hương gắn với tình huống giao tiếp cụ thế: Đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ thì cô đơn, trơ trọi,.. Hiện thực được nói đến ở đây là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi chua xót của nhân vật trữ tình.

Bài 3: SGK – 106

Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương:

+ Bà Tú là một người vợ tảo tần, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con.

+ Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ.

+ Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung các câu thơ trong bài (6 câu đầu). Ví dụ, việc dùng thành ngữ "một duyên hai nợ" không phải chỉ nói đến nỗi vất vả của bà Tú, mà còn xuất phát từ chính ngữ cảnh sáng tác: Bà Tú phải làm để nuôi cả chồng và con.

Bài 4: SGK – 106

Vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên (nhà nước) đã bắt các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường thi Nam Định. Theo thông lệ, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần. Những thông tin này chính là ngữ cảnh của câu thơ:

Nhà nước ba năm mà một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

- Trong khoa thi Hương của năm Đinh Dậu ấy, Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là Đu-me đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện này chính là ngữ cảnh tạo nên câu thư:

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Bài 5: SGK – 106

Bài tập nêu tình huống (bối cảnh giao tiếp hẹp) là: Lúc đi đường, hai người không quen biết gặp nhau. Trong tình huống đó, thường người ta không bao giờ đường đột ngột hỏi về những chuyện riêng tư (có hay không có đồng hồ) mà chỉ hỏi nhau về những đề tài mang tính khách quan, có quan hệ đến mọi người. Chính vì thế, trong ngữ cảnh này, không thể hiểu câu hỏi của người đi đường là nói về đề tài cái đồng hồ mà phải hiểu đó là câu hỏi hỏi về thời gian, nhằm mục đích nêu nhu cầu cần biết về thời gian lúc đó.

Gợi ý soạn bài Ngữ cảnh do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (230)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy