ican
Ngữ Văn 11
Đọc thêm: Chạy giặc

Soạn bài Đọc thêm Chạy giặc

Ngữ Văn 11: Soạn bài Đọc thêm Chạy giặc chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 11 tốt hơn

Ican

CHẠY GIẶC

_Nguyễn Đình Chiểu_

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1: SGK – 49

Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược:

Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược đất nước và nhân dân ta đang trong thời kì yên bình. Tác giả đã miêu tả chân thực sâu sắc, cảnh đất nước khi bị thực dân pháp đến nổ súng xâm lược:

Hình ảnh cảnh chợ hoang tàn, tan nát đã thể hiện một hiện thực khốc liệt của cuộc sống, hình ảnh đó miêu tả một nỗi niềm trong tâm hồn của tác giả trước những vấn đề của cuộc sống.

" Một bàn cờ thế phút sa tay": nói lên tình cảnh của đất nước ta hiện giờ: rất khó khăn, nguy hiểm, chỉ cần đi sai một bước hậu quả khôn lường

Nhân dân ta hoảng loạn, tan tác, nơi ở xác xơ tan hoang : "lũ trẻ lơ xơ chạy", "bầy chim dáo dác bay"

Sự bị động của nhân dân, của triều đình phong kiến trước sự xâm lược của kẻ thù đã dẫn đến hậu quả là mất nước. Đồng nghĩa với việc mất mát về người, về của là những vết thương không dễ gì lành lại được.

Tác giả đã thể hiện được tấm lòng của mình qua bài thơ này trước những đau thương do chiến tranh gây ra tác giả đã đồng cảm, và xót thương, qua đó cũng thể hiện được tấm lòng yêu nước thương dân của ông, những hình ảnh đau thương được hiện lên trong trang thơ của ông nó đạm chất hiện thực để tố cáo tội ác tày trời.

Nghệ thuật tả thực: Tác giả đã sử dụng ngòi bút tả thực để vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội khi giặc Pháp xâm lược, thể hiện tình cảnh tan tác, bi thương của nhân dân khi ấy. Những từ láy “lơ xơ”, “dáo dác” làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng. Kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, tác giả nhằm nhấn mạnh nỗi khốn khổ của người dân trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm.

Câu 2: SGK – 49

Chỉ qua bài thơ thất ngôn bát cú, bằng những nét vẽ điển hình và chọn lọc, mỗi câu thơ là một tiếng kêu đau đớn, xót xa xuất phát từ trái tim nồng nàn yêu quê hương, đất nước, đỏ rực ngọn lửa căm thù trước tội ác trời không dung đất không tha của giặc.

Nỗi đau xót trước khung cảnh của thiên nhiên rộng lớn, mênh mông đó, tất cả cảnh vật đều chìm vào máu lửa, với trái tim giàu tình yêu đất nước, tác giả đang đứng trước một hiện thực xã hội khốc liệt, ở đó con người đang phải đối mặt với khổ cực của cuộc sống.

Ông đau xót cho đất nước, đau thương cho số phận của những con người, bất bình trước cảnh của nhân dân, của cuộc sống, tất cả đều trở thành nỗi thất vọng, vây kín tâm hồn của tác giả.

Nhà thơ không những đau xót vì cảnh quốc phá gia vong, nhân dân tan tác, đau thương, lơ xơ, dáo dác mà ông còn thất vọng và bất bình biết mấy trước tình cảnh quê hương ngập tràn bóng giặc mà quân của triều đình thì bặt tăm khuất dạng bỏ mặc nhân dân phải chịu thống khổ điêu linh. Tác giả đã có những lời kêu gọi cho những bậc anh hùng trong đât nước đứng lên để chống lại kẻ thù cho dân tộc, giúp nhân dân thoát khỏi những lầm than, những đau khổ và cả những mất mát không đáng có.

Câu 3: SGK – 49

Thái độ của nhà thơ trong hai câu kết:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Hai câu thơ cuối bài thể hiện sự đau xót của tác giả trước thực tại lầm than của dân tộc

- Ông đặt ra câu hỏi tu từ nhằm mục đích hỏi cụ thể ai là người cứu nước giúp dân

- Cách gọi “trang”- kính trọng- hỏi những người có chức trách trước tình cảnh của đất nước, nhân dân

- Câu kết bài lại hạ thấp họ- những kẻ mũ áo quan lại nhưng tài thao lược không có

- Tác giả gián tiếp tố cáo triều đình nhà Nguyễn vô dụng, bạc nhược, hèn nhát

Bài thơ vừa tả thực, vừa tả khái quát để kể tội quân giặc, xót xa trước cảnh nhân dân. Giá trị của bài thơ góp phần làm nên tính chiến đấu mạnh mẽ của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Giá trị nội dung:

Chạy giặc đã tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát.

Bài thơ còn thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà thơ. Đó là những giây phút đau thương trước cảnh nước mất nhà tan. Ông đã lên tiếng kêu gọi những người có trách nhiệm đứng lên đánh giặc cứu nước và thức tỉnh lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt.

Giá trị nghệ thuật:

- Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối

- Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm

- Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc.

 

Hy vọng Soạn bài Đọc thêm Chạy giặc của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 11 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (335)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy