ican
Hóa học 11
Bài 23: Phản ứng hữu cơ

Phản ứng hữu cơ

Giải Hóa 11 phản ứng hữu cơ, lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài phản ứng hữu cơ giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

BÀI 23. PHẢN ỨNG HỮU CƠ

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HỮU CƠ

Dựa vào sự biến đổi thành phần và cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, có thể phân chia các phản ứng hóa học hữu cơ thành các loại chính sau:

1. Phản ứng thế

- Là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

- Ví dụ:

CH4 + Cl2 \(\xrightarrow{askt}\) CH3Cl + HCl

2. Phản ứng cộng

- Là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.

- Ví dụ:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

3. Phản ứng tách

- Là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

- Ví dụ:

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC TRONG HÓA HỌC HỮU CƠ

- Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt.

Ví dụ: Phản ứng este hóa của ancol etylic với axit axetic phải kéo dài nhiều giờ.

- Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm do các liên kết trong phân tử chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều, nên trong cùng một điều kiện, nhiều liên kết khác nhau có thể cùng bị phân cắt.

Ví dụ: Khi cho clo tác dụng với metan (có ánh sáng khuếch tán) thu được hỗn hợp CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3, ...

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Bài tập thuộc phần kiến thức phản ứng hữu cơ chủ yếu là các bài tập lý thuyết. Do vậy học sinh cần ghi nhớ khái niệm cũng như đặc điểm của các loại phản ứng hóa hữu cơ để làm tốt bài tập thuộc phần kiến thức này.

C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 105 SGK Hóa học 11):

Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ

Hướng dẫn giải:

Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

- Ví dụ: CH4 + Cl2 \(\xrightarrow{askt}\) CH3Cl + HCl

Phản ứng cộng

Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.

- Ví dụ: C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Phản ứng tách

Phản ứng tách là phản ứng trong đó một hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

- Ví dụ: CH3 – CH2 – OH \(\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},\text{ }{{170}^{o}}C}\) CH2 = CH2 + H2O

Bài 2 (trang 105 SGK Hóa học 11):

Cho phương trình hoá học của các phản ứng :

a) C2H6 + Br2 →(đk: as) C2H5Br2 + HBr.

b) C2H4 + Br2 → C2H4Br2

c) C2H5OH + HBr →(đk: xt, to) C2H5Br H2O.

d) C6H14 →(đk: xt, to) C3H6 + C3H8.

e) C6H12 + H2 →(đk: xt, to) C6H14

g) C6H14 →(đk: xt, to) C2H6 + C4H8

1. Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g.

B. a, c.

C. d, e, g

D. a, b, c, e, g.

2. Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g

B. a, c.

C. d, e, g

D. b, e.

3. Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng

A. d, g

B. a, c

C. d, e, g

D. a, b, c, e, g.

Hướng dẫn giải:

1. Chọn B: a, c.

2. Chọn D: b, e.

3. Chọn A: d, g.

Bài 3 (trang 105 SGK Hóa học 11):

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách?

Hướng dẫn giải:

Bài 4 (trang 105 SGK Hóa học 11):

Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.

B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.

C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.

D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.

Hướng dẫn giải:

Chọn B.

Gợi ý Hóa 11 phản ứng hữu cơ, lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài phản ứng hữu cơ do đội ngũ giáo viên ican trực tiếp biên soạn.

Đánh giá (434)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy