ican
Giải SGK Vật lý 11
Bài 29: Thấu kính mỏng

THẤU KÍNH MỎNG

Vật Lý 11 bài thấu kính mỏng vật lý 11: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa thấu kính mỏng vật lý 11: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI 29. THẤU KÍNH MỎNG

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Khái niệm

Thấu kính mỏng là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong, thường là hai mặt cầu, một trong hai mặt có thể là mặt phẳng.

Phân loại

Thấu kính hội tụ

Thấu kính phân kì

Hình dạng

Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

Có phần rìa dày hơn phần giữa.

Tính chất truyền sáng

2. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính

  • Quang tâm: là điểm chính giữa thấu kính sao cho mọi tia sáng đi qua O đều truyền thẳng.
  • Trục chính: là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính. Các đường thẳng khác qua quang tâm O gọi là trục phụ.
  • Tiêu điểm: mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm F và F’ đối xứng nhau qua thấu kính. F là tiêu điểm vật chính; F’ là tiêu điểm ảnh chính.
  • Tiêu cự: là khoảng cách từ tiêu điểm tới quang tâm OF = OF’ = f.

⇒ Độ tụ của thấu kính: \(D=\frac{1}{f}=(n-1)\left( \frac{1}{{{R}_{1}}}+\frac{1}{{{R}_{2}}} \right)\cdot\)

3. Đường đi của tia sáng qua thấu kính

Ta thường vẽ các tia tới sau:

  • Tia tới qua quang tâm O thì truyền thẳng
  • Tia tới song song với trục chính, cho tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) qua tiêu điểm ảnh chính F’.
  • Tia tới (hoặc đường kéo dài tia tới) qua tiêu điểm vật chính F cho tia ló song song với trục chính.

4. Công thức thấu kính

\(\frac{\mathrm{1}}{\mathrm{f}}\mathrm{=}\frac{\mathrm{1}}{\mathrm{d}}\mathrm{+}\frac{\mathrm{1}}{{{\mathrm{d}}^{/}}}   \)

Quy ước về dấu như sau:

d > 0 ⇒ vật thật. d < 0 ⇒ vật ảo.

d’ > 0 ⇒ ảnh thật. d’ < 0 ⇒ ảnh ảo.

f > 0; D > 0 ⇒ thấu kính hội tụ. f < 0; D < 0 ⇒ thấu kính phân kì.

Độ phóng đại ảnh: \(k=\frac{\overline{{{\text{A}}^{/}}{{\text{B}}^{/}}}}{\overline{\text{AB}}}=-\frac{\,{{d}^{/}}}{d}      \)

k > 0 ⇒ vật và ảnh cùng chiều. k < 0 ⇒ vật và ảnh ngược chiều.

5. Công dụng của thấu kính

Thấu kính được dùng làm: Kính khắc phục các tật của măt (cận, viễn, lão); Kính lúp; Máy ảnh, máy ghi hình; Kính hiển vi; Kính thiên văn, ống nhòm; Đèn chiếu; Máy quang phổ …

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Dựng ảnh qua thấu kính.

Căn cứ chiều truyền của tia sáng

Sử dụng 2 trong 4 tia đặc biệt sau:

+ Tia tới qua quang tâm O thì truyền thẳng

+ Tia tới song song với trục chính, cho tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) qua tiêu điểm ảnh chính F’.

+ Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) qua tiêu điểm vật chính F cho tia ló song song với trục chính.

+ Tia tới bất kì song song với trục phụ cho tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) qua tiêu điểm ảnh phụ nằm trên trục phụ đó. Ngược lại, tia ló song song với trục phụ thì tia tới (hoặc đường kéo dài tia tới) qua tiêu điểm vật phụ nằm trên trục phụ đó.

⇒ Ảnh điểm là giao cắt của hai tia ló hay đường kéo dài của chúng. Nếu là giao cắt giữa hai tia ló thì ta có ảnh thật, nếu là giao cắt của hai đường kéo dài thì ta có ảnh ảo.

Dạng 2. Xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại ảnh qua thấu kính.

Để giải dạng bài tập này cần kết hợp nhuần nhuyễn các công thức của thấu kính và tính chất ảnh của vật qua thấu kính.

  • Các tính chất của ảnh ta đã khảo sát ở dạng 1 - dựng ảnh qua thấu kính, nếu chưa nắm vững, ta cần xem lại dạng này.
  • Việc nhớ các công thức về thấu kính khá đơn giản. Tuy nhiên khi sử dụng chúng phải nhớ các đại lượng trong đó là đại số nên phải sử dụng đúng các quy ước về dấu. Đề bài thường cho dữ kiện dưới dạng hình học hoặc số (ví dụ: bán kính mặt lõm bằng 30 cm, ảnh ảo cách kính 20 cm, thấu kính phân kì có tiêu cự 15 cm,...) nhưng các công thức là đại số, vì vậy, trước hết cần phải chuyển các dữ kiện hình học hoặc số về đại số rồi mới thay thế vào các công thức.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu C1 (trang 181 SGK Vật Lí 11):

Hãy gọi tên ba loại kính lồi và ba loại thấu kính lõm ở hình 29.1.

Trả lời:

Ba loại thấu kính lồi ở hình 29.1a, là các thấu kính hội tụ. Trong đó:

• Ở hình (1) là thấu kính hội tụ hai mặt lồi.

• Ở hình (2) là thấu kính hội tụ một mặt lồi, một mặt phẳng.

• Ở hình (3) là thấu kính hội tụ mặt lồi, một mặt lõm, bán kính mặt lồi nhở hơn bán kính mặt lõm.

Ba loại thấu kính lõm ở hình 29.1b, là các thấu kính phân kì. Trong đó:

• Ở hình (1) là thấu kính phân kì hai lõm.

• Ở hình (2) là thấu kính phân kì một mặt lõm, một mặt phẳng.

• Ở hình (3) là thấu kính phân kì một mặt lồi, một mặt lõm. Bán kính mặt lồi lớn hơn bán kính mặt lõm.

Câu C2 (trang 182 SGK Vật Lí 11):

Coi chùm tia song song như xuất phát hay hội tụ ở một điểm rất xa ( vô cực), hãy nêu mối quan hệ giữa điểm này với:

  • tiêu điểm ảnh.
  • tiêu điểm vật của thấu kính hội tụ.

Trả lời:

• Coi chùm tia song song như xuất phát ở một điểm rất xa (vô cực), tức là chùm tia tới là chùm song song thì chùm tia ló qua thấu kính sẽ đi qua ( đối với thấu kính hội tụ) hay có đường kéo dài ( đối với thấu kính phân kì) tiêu điểm ảnh tương ứng với trục song song với chùm tia tới cuả thấu kính đó.

• Coi chùm tia song song như hội tụ ở một điểm rất xa ( vô cực), tức chùm tia ló là chùm song song thì chùm tia tới thấu kính sẽ đi qua ( đối với thấu kính hội tụ) hay có đường kéo dài ( đối với thấu kính phân kì) tiêu điểm vật tương ứng với trục song song với chùm tia ló của thấu kính đó.

Câu C3 (trang 184 SGK Vật Lí 11):

Vẽ đường truyền của chùm tia sáng minh họa tính chất của tiêu điểm vật của thấu kính phân kì.

Trả lời:

Đường truyền của chùm tia sáng có đường kéo dài qua tiêu điểm vật chính F của thấu kính phân kì cho chùm tia ló song song với trục chính như hình vẽ.

Câu C4 (trang 185 SGK Vật Lí 11):

Khi tạo ảnh ảo, thấu kính hội tụ cho chùm tia ló phân kì. Kết quả này có mâu thuẫn với tính chất của thấu kính không? Giải thích.

Trả lời:

Theo tính chất của thấu kính hội tụ, một chùm tia tới thấu kính, thì chùm tia ló qua thấu kính bao giờ cũng hội tụ hơn chùm tia tới. Do đó ảnh tạo bởi vật thật qua thấu kính chỉ có thể cho ảnh thật (nằm sau thấu kính) hay ảnh ảo thì ảnh ảo phải xa thấu kính hơn vật của nó.

Như vậy, khi tạo ảnh ảo, thấu kính hội tụ cho chùm tia ló phân kì, nhưng vẫn hội tụ hơn chùm tia tới.

Kết quả này không mâu thuẫn với tính chất của thấu kính hội tụ là tác dụng làm hội tụ chùm tia sáng qua nó.

Câu C5 (trang 187 SGK Vật Lí 11):

Dùng công thức xác định vị trí ảnh hãy chứng tỏ rằng, nếu giữ thấu kính cố định và dời vật theo trục chính thì ảnh và vật luôn di chuyển cùng chiều.

Trả lời:

Công thức thấu kính: \( \frac{\mathrm{1}}{\mathrm{f}}\mathrm{=}\frac{\mathrm{1}}{\mathrm{d}}\mathrm{+}\frac{\mathrm{1}}{{{\mathrm{d}}^{/}}}\)

Với một thấy kính xác định ta có: f = const.

Giữ thấu kính cố định, khi dời vật dọc theo trục chính ta thấy:

+ Khi d tăng thì d’ giảm ⇒ Ảnh và vật di chuyển cùng chiều

+ Khi d giảm thì d’ tăng ⇒ Ảnh và vật di chuyển cùng chiều

Như vậy nếu giữ thấu kính cố định và dời vật theo trục chính thì ảnh và vật luôn di chuyển cùng chiều.

Bài 1 (trang 189 SGK Vật Lí 11):

Thấu kính là gì? Kể các loại thấu kính.

Lời giải:

+ Thấu kính mỏng là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong, thường là hai mặt cầu, một trong hai mặt có thể là mặt phẳng.

+ Có hai loại là thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ.

Bài 2 (trang 189 SGK Vật Lí 11):

Nêu tính chất quang học của quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật. Minh họa bằng đường truyền tia sáng cho mỗi trường hợp.

Lời giải:

Tính chất quang học của quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật

  • Tia tới qua quang tâm O thì truyền thẳng
  • Tia tới song song với trục chính, cho tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) qua tiêu điểm ảnh chính F’.
  • Tia tới (hoặc đường kéo dài tia tới) qua tiêu điểm vật chính F cho tia ló song song với trục chính.

Bài 3 (trang 189 SGK Vật Lí 11):

Tiêu cự, độ tụ của thấu kính là gì? Đơn vị của tiêu cự và độ tụ?

Lời giải:

+ Tiêu cự f của thấu kính là đại lượng xác định khoảng cách từ quang tâm O đến tiêu điểm chính F của thấu kính.

Quy ước: f = OF

Thấu kính hội tụ : f > 0; Thấu kính phân kì : f < 0.

+ Độ tụ D của thấu kính là đại lượng đặc trưng cho khả năng hội tụ chùm ti sáng càng mạnh. Độ tụ được tính bằng nghịch đảo của tiêu cự f.

Công thức: \(D=\frac{1}{f}\)

Thấu kính hội tụ: D > 0; Thấu kính phân kì : D < 0.

+ Đơn vị trong hệ SI: f được tính bằng mét (m); D tính bằng đi ốp (dp).

Bài 4 (trang 189 SGK Vật Lí 11):

Chọn phát biểu đúng với vật thật đặt trước thấu kính.

A. Thấu kính hội tụ luôn tạo thành chùm tia ló là hội tụ.

B. Thấu kính phân kì luôn tạo thành chùm tia ló là phân kì.

C. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật.

D. Cả ba phát biểu A , B, C đều sai.

Lời giải: Chọn B

+ Đối với thấu kính hội tụ trường hợp vật thật cho ảnh ảo thì chùm tia ló là phân kì ⇒ A sai.

Công thức thấu kính: \(\frac{\mathrm{1}}{\mathrm{f}}\mathrm{=}\frac{\mathrm{1}}{\mathrm{d}}\mathrm{+}\frac{\mathrm{1}}{{{\mathrm{d}}^{/}}}\)

+ Đối với thấu kính phân kì vật thật luôn cho ảnh ảo nên luôn tạo thành chùm tia ló là phân kì

⇒ B đúng.

+ Nếu vật AB đặt trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng vật ⇒ C sai.

Bài 5 (trang 189 SGK Vật Lí 11):

Một vật sáng đặt trước thấu kính, trên trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng ba lần vật.

Dời vật lại gần thấu kính một đoạn. Ảnh của vật ở vị trí mới bằng ba lần vật. Có thể kết luận gì về loại thấu kính?

A. Thấu kính là thấu kính hội tụ.

B. Thấu kính là thấu kính phân kì.

C. Hai loại thấu kính đều phù hợp.

D. Không thể kết luận vì giả thiết hai ảnh bằng nhau là vô lí.

Lời giải: Chọn A.

Thấu kính hội tụ vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. Nên trường hợp cho ảnh cao gấp ba lần vật thì thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.

Bài 6 (trang 189 SGK Vật Lí 11):

Tiếp theo bài tập 5

Cho biết đoạn dời vật là 12 cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?

A. - 8 cm. B. 18 cm.

C. - 20 cm. D. Một giá trị khác A, B, C.

Lời giải: Chọn B.

+ Ban đầu, ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều và cao gấp 3 lần vật nên ta có: \(k=\frac{-f}{d-f}=-3\quad\) (1)

+ Dịch chuyển vật lại gần thấu kính 12 cm, ảnh ở vị trí sau tương ứng là ảnh ảo, cùng chiều và cao gấp 3 lần vật, ta có: \({k}'=\frac{-f}{d-12-f}=3\quad (2)\)

Từ (1) và (2) ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l} 4f - 3{\rm{d}} = 0\\ 2f - 3{\rm{d}} = - 36 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} f = 18\,cm\\ {\rm{d}} = 24\,cm \end{array} \right.\)

Bài 7 (trang 189 SGK Vật Lí 11):

Xét thấu kính hội tụ. Lấy trên trục chính các tiêu điểm I và I’ sao cho OI = 2OF, OI’= 2OF’ (hình 29.17).

Vẽ ảnh của vật AB và nhận xét về đặc điểm của ảnh trong mỗi trường hợp sau:

- Vật thật ở ngoài đoạn OI.

- Vật thật tại I.

- Vật thật trong đoạn FI.

- Vật thật trong đoạn OF.

Lời giải:

a) Vật thật ngoài đoạn OI luôn cho ảnh thật, nhỏ hơn vật trong đoạn F’I’ (hình 29.4a).

b) Vật thật tại I luôn cho ảnh thật, cao bằng vật tại I’ (hình 29.4b)

c) Vật thật trong đoạn FI luôn cho ảnh thật, lớn hơn vật, ngoài đoạn OI’ (hình 29.4c)

d) Vật thật trong đoạn Ò luôn cho ảnh ảo, lớn hơn vật.

Bài 8 (trang 189 SGK Vật Lí 11):

Người ta dùng một thấu kính hội tụ 1dp để thu ảnh của mặt trăng.

a) Vẽ ảnh.

b) Tính đường kính của ảnh. Cho góc trông Mặt Trăng là 33'. Lấy 1' ≈ 3.10-4 rad.

Lời giải:

a) Vẽ ảnh.

b) \(\alpha =3{3}'={{33.3.10}^{-4}}ra\text{d = }{{99.10}^{-4}}ra\text{d}\text{.}\)

Tiêu cự: \(d=\frac{1}{D}=\frac{1}{1}=1\,m=100\,cm.\)

\(\tan \alpha =\frac{{A}'{B}'}{f}\Rightarrow {A}'{B}'=f.\tan \alpha ={{100.99.10}^{-4}}=0,99\,cm\approx 1\,cm.\)

Bài 9 (trang 189 SGK Vật Lí 11):

Vật sáng AB được đặt song song với màn và cách màn một khoảng cố định a. Một thấu kính hội tụ có trục chính qua điểm A và vuông góc với màn được di chuyển giữa vật và màn.

a) Người ta nhận thấy có một vị trí của thấu kính tạo ảnh rõ nét của vật trên màn, ảnh lớn hơn vật. Hãy chứng tỏ rằng, còn một vị trí thứ hai của thấu kính ở trong khoảng cách giữa vật và màn tạo được ảnh rõ nét của vật trên màn.

b) Đặt ℓ là khoảng cách giữa hai vị trí trên của thấu kính. Hãy lập biểu thức của tiêu cự thấu kính f theo a và ℓ. Suy ra một phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

Lời giải:

a) Khi đặt thấu kính trong khoảng giữa vật và màn, người ta thấy có một vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn, ảnh lớn hơn vật.

\(\frac{\mathrm{1}}{\mathrm{f}}\mathrm{=}\frac{\mathrm{1}}{{{\mathrm{d}}_{1}}}\mathrm{+}\frac{\mathrm{1}}{\mathrm{d}_{1}^{/}}\) với \({{d}_{1}}+d_{1}^{/}=a;\,\left( d_{1}^{/}>{{d}_{1}} \right)\)
Theo tính chất thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng, nếu \(A_{1}^{/}B_{1}^{/}\) là vật thì AB là ảnh nên \(\left\{ \begin{align}   & {{d}_{2}}=d_{1}^{/} \\  & d_{2}^{/}={{d}_{1}} \\ \end{align} \right.\)

Vậy vị trí thứ hai của thấy kính cách vật một đoạn \(d_{1}^{/}\)

b) Từ lập luận trên ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} {d_1} + d_1^/ = a\\ {d_2} - {d_1} = \ell \Rightarrow d_1^/ - {d_1} = \ell \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} d_1^/ = \frac{{a + \ell }}{2}\\ {d_1} = \frac{{a - \ell }}{2} \end{array} \right.\)

Tiêu cự thấu kính: \(f=\frac{{{d}_{1}}.d_{1}^{/}}{{{d}_{1}}+d_{1}^{/}}=\frac{\frac{a+\ell }{2}\cdot \frac{a-\ell }{2}}{a}=\frac{{{a}^{2}}-{{\ell }^{2}}}{4\text{a}}\)

Vậy muốn tìm tiêu cự của thấu kính ta dùng thí nghiệm để tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Đo khoảng cách từ vậy đến màn (a), đo khoảng cách giữa hai vị trí của thấu kính (ℓ) và dùng hệ thức trên để tính tiêu cự f.

Bài 10 (trang 190 SGK Vật Lí 11):

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Vật sáng AB được đặt trước thấu kính và có ảnh A'B'. Tìm vị trí của vật, cho biết khoảng cách vật−ảnh là:

a) 125 cm. b) 45 cm.

Lời giải:

Ta có: \(d+{{d}^{/}}=L\Rightarrow d+\frac{d.f}{d-f}=L\Rightarrow {{d}^{2}}-Ld+Lf=0.\)

a) \(\left| d+{{d}^{/}} \right|=125\,cm\Rightarrow \left[ \begin{align}   & L=125\,cm \\  & L=-125\,cm \\ \end{align} \right.\)

+ Trường hợp 1: L = 125 cm

Ta có d là nghiệm của phương trình: \({{d}^{2}}-125d+125.20=0\Rightarrow \left[ \begin{align}   & d=25\,cm \\  & d=100\,cm \\ \end{align} \right.\)

+ Trường hợp 1: L = - 125 cm

Ta có d là nghiệm của phương trình: \({{d}^{2}}+125d-125.20=0\Rightarrow \left[ \begin{align}   & d=-142,54\,cm\,(loại) \\  & d=17,54\,cm \\ \end{align} \right.\)

b) Vì khoảng cách giữa vật và ảnh là L = 45 cm < 4f nên ảnh thu được là ảnh ảo: d + d’ = - 45

\(\begin{array}{*{35}{l}}    \Rightarrow {{\text{d}}^{\prime }}=-45-\text{d}=\frac{20\text{d}}{\text{d}-20}  \\    \Rightarrow -{{\text{d}}^{2}}-15\text{d}+900=0  \\    \Rightarrow \text{d}=15\,\text{cm}  \\ \end{array}\)

Bài 11 (trang 190 SGK Vật Lí 11):

Một thấu kính phân kì có độ tụ - 5 dp.

a) Tính tiêu cự của thấu kính.

b) Nếu vật đặt cách kính 30 cm thì ảnh hiện ra ở đâu và có số phóng đại bao nhiêu?

Lời giải:

a) Tính tiêu cự của thấu kính: \(f=-\frac{1}{D}=-\frac{1}{5}=-0,2\,m=-20\,cm.\)

b) d = 30 cm

Áp dụng công thức thấu kính ta có: \({{d}^{/}}=\frac{d.f}{d-f}=\frac{30.\left( -20 \right)}{30+20}=-12\,cm.\)

Ảnh ảo hiện ở trước thấu kính, cách thấu kính 12 cm.

Số phóng đại ảnh: \(k=-\frac{{{d}^{/}}}{d}=-\frac{-12}{30}=0,4.\)

Bài 12 (trang 190 SGK Vật Lí 11):

Trong hình 29.8, xy là trục chính của thấu kính (L), A là vật điểm thật, A' là ảnh của A tạo bởi thấu kính, O là quang tâm của thấu kính.

Với mỗi trường hợp hãy xác định

a) A' là ảnh thật hay ảnh ảo

b) Loại thấu kính

c) Các tiêu điểm chính (bằng phép vẽ)

Lời giải:

Hình 1.

· A là vật thật; A’ và A nằm cùng bên trục chính xy của thấu kính ⇒ A’ là ảnh ảo. A’ nằm xa trục chính của thấu kính hơn A ⇒Thấu kính hội tụ.

· Vẽ hình

+ Nối AA' cắt xy tại O thì O là quang tâm của thấu kính.

+ Dựng thấu kính tại O và vuông góc với trục chính xy.

+ Từ A vẽ tia AI // xy cắt thấu kính tại I. Nối IA' kéo dài cắt xy tại F Khi đó F' là tiêu điểm ảnh của thấu kính. Tiêu điểm vật F lấy đốĩ xứng với F' qua quang tâm O.

Hình 2.

· A là vật thật: A’ và A nằm cùng bên trục chính xy của thấu kính ⇒ A’ là ảnh ảo. A’ nằm gần trục chính của thấu kính hơn A ⇒ thấu kính phân kì.

· Vẽ hình

+ Nối AA' cắt xy tại O thì O là quang tâm của thấu kính.

+ Dựng thấu kính tại O và vuông góc với trục chính xy.

+ Từ A vẽ tia AI // xy cắt thấu kính tại I. Nối IA' kéo dài cắt xy tại F’ Khi đó F' là tiêu điểm ảnh của thấu kính. Tiêu điểm vật F lấy đối xứng với F' qua quang tâm O.

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 11 bài thấu kính mỏng vật lý 11 do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (309)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy