ican
Ngữ Văn 10
Truyện Kiều (tiếp theo - Đọc thêm: Thề nguyền)

Soạn bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều)

Văn 10 Soạn bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều): Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều) giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

THỀ NGUYỄN

(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)

- Nguyễn Du -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn tập 2 – trang 116)

- Vội: gấp rút, vì đã muộn hay sợ lỡ (Văn Tân, từ điển tiếng Việt, KHXH, 1991).

- Xăm xăm: Đào Duy Anh giải thích là hình dung cái tư thái nhắm một chỗ mà môt mạch đi đến. Còn Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ, Nxb Giáo dục 1994) cho là (dáng đi) nhanh với vẻ vội vã và thẳng một mạch tới nơi đã định.

- Băng: Đi thẳng, đi thẳng đến (Đào Duy Anh); đi qua, vượt qua rất nhanh (Văn Tân, từ điển tiếng Việt, KHXH, 1991).

à Như vậy, trong một câu thơ, Nguyễn Du dùng liên tiếp nhiều từ để diễn tả tâm lý rất vội lẫn hành động cũng rất nhanh, rất gấp của nàng Kiều trong trở lại chỗ Kim Trọng.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn tập 2 – trang 116)

Nếu diễn xuôi, kể lại thì đây chỉ là đoạn tả giấc ngủ mơ màng, ngủ mà chưa ngủ của Kim Trọng. Song, nhà thơ lại diễn tả không gian ấy đậm màu sắc thần tiên, thơ mộng như người xưa nằm ngủ gặp được người đẹp. Cái hay trong cách miêu tả của Nguyễn Du là đây không phải là giấc mơ, nhưng cảnh và người như trong mơ. Thuý Kiều đến với Kim Trọng như người từ cõi tiên sẽ bước xuống trần. Và chàng Kim, trông thấy Kiều đến, đến thật, mà ngỡ mình như người xưa trong mơ gặp được thần nữ núi Vu Giáp.

Từ không gian mơ màng, thần tiên đã chuyển sang không gian thành kính, thiêng liêng ngào ngạt hương thơm, lung linh ánh sáng. Không gian ở giữa là không gian cảm nhận. Còn không gian ở đây là không gian do con người tự tạo ra, thể hiện thái độ trân trọng, nghiêm túc trong cuộc thề nguyền.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn tập 2 – trang 116)

Trao duyên là tiếng khóc nức nở, đứt ruột về một tình yêu tươi đẹp, hợp tự nhiên vụt mất. Tình yêu luôn có hai phương diện: cụ thể và trừu tượng.Cụ thể là người mình yêu, là những ràng buộc giữa hai con người. Trừu tượng là tấm lòng của mình đối với người mình yêu. Hai mặt nhưng là một, hài hoà, gắn bó. Không có tình yêu trừu tượng, hư vô. Cũng như nếu chỉ có phương diện cụ thể, tình yêu dễ bị dối lừa, không thật. Thuý Kiều trao duyên cho em đồng nghĩa với đánh mất phương diện thứ nhất của tình yêu. Với nàng, từ đấy, cuộc đời không còn nghĩa lí gì, tất cả chỉ là hư vô, người sống cũng như đã chết. Còn chăng, chỉ là tình cảm thiết tha của Kiều đối với Kim Trọng – tình cảm ấy một khi đã “tạc một chữ đồng đến xương” không thể trao gửi, không ai cướp được của nàng? Và vì thế, còn chăng, là nỗi đau đớn đến tột cùng, tột độ vì sự chia cắt vốn không thể chia cắt được?

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Vẻ đẹp của mối tình Thúy Kiều – Kim Trọng (10 câu đầu)

+ Sự chủ động của Kiều trong tình yêu ... nét mới trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du.

+ Sự đắm say trân trọng của Kim Trọng à người yêu : không gian thơ mộng, thiêng liêng

à Nổi bật vẻ đẹp và thiêng liêng của mối tình Kim – Kiều.

2. Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi (còn lại)

+ Lời của Thúy Kiều nói với Kim Trọng bộc lộ kín đáo khát vọng vượt qua rào cản của xã hội, người đời:

“ Nàng rằng : khoảng vắng đêm trường

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”.

+ Lời thề nguyền nguyện ghi xương khắc cốt :

“Trăm năm tạc một chữ đồng” chân thành, tha thiết, đồng cảm với tâm hồn bao chàng trai, cô gái.

à Khao khát hạnh phúc lứa đôi và chung thủy trong tình yêu.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều) do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (273)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy