ican
Ngữ Văn 10
Ôn tập phần Tiếng Việt (trang 138)

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt

Văn 10 Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

- Văn bản và những đặc điểm cơ bản của văn bản

- Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Khái quát lịch sử tiếng Việt

II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 138)

- Hoạt động giao tiếp:Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong hoạt động xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( dạng nói hay viết ), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức về tình cảm về hành động.

- Sự chi phối của các nhân tố :

+ Nhân vật giao tiếp.

+ Hoàn cảnh giao tiếp.

+ Nội dung giao tiếp.

+ Mục đích giao tiếp.

+ Phương tiện cách thức giao tiếp.

- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình:

+ Tạo lập văn bản ( do người nói viết thực hiện)

+ Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện)

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 138)

 

Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng

Các yếu tố phụ trợ

Đặc điểm chủ yếu về từ và câu

Ngôn ngữ nói

- Người nói, người nghe trao đổi trực tiếp với nhau , để đổi vai, luân phiên.

- Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ.

- Người nghe phải tiếp nhận lĩnh hội kịp thời.

- Phương tiện hỗ trợ như : nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ của người nói.

- Từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, các biệt ngữ, trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen.

- Sử dụng câu tỉnh lược, đối đáp.

 

Ngôn ngữ viết

- Người viết, người đọc trao đổi, tiếp xúc gián tiếp qua văn bản.

- Người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa ngôn ngữ.

- Người đọc có thể đọc lại nhiều lần để lĩnh hội.

Phương pháp hỗ trợ là hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, biểu bảng, sơ đồ.

- Từ ngữ: đúng với từng phong cách.

- Câu văn: đúng chuẩn ngữ pháp.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 138)

Có 6 loại văn bản được phân biệt theo phong cách ngôn ngữ:

1. Văn bản phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

2. Văn bản phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

3. Văn bản phong cách ngôn ngữ báo chí

4. Phong cách ngôn ngữ khoa học

5. Phong cách ngôn ngữ chính luận

6. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 139)

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Tính cụ thể

- Tính cảm xúc

- Tính cá thể

- Tính hình tượng

- Tính truyền cảm

- Tính cá thể hóa

 

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 139)

- Nguồn gốc của tiếng Việt :

Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt :

+ Thuộc dòng Môn-khmer.

+ Có quan hệ hò hàng gần gũi với tiếng Mường.

- Lịch sử phát triển của tiếng Việt :

+ Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.

+ Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

+ Tiếng Việt dưới thời kì Pháp thuộc.

+ Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 139)

Về ngữ âm và chữ viết

Về từ ngữ

Về ngữ pháp

Về phong cách ngôn ngữ

- Phát âm phải đúng chuẩn.

- Viết đúng chính tả.

Dùng đúng với hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp.

Sử dụng câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.

Khi nói và viết phải phù hợp với các đặc trưng của từng phong cách.

Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 139)

Đáp án đúng: b d, g, h.

Các đáp án còn lại là đáp án sai.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (252)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy