ican
Ngữ Văn 10
Các thao tác nghị luận

Soạn bài Các thao tác nghị luận

Văn 10 Soạn bài Các thao tác nghị luận: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Các thao tác nghị luận giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

a. Điền các từ đã cho vào vị trí thích hợp theo thứ tự sau:

- Tổng hợp

- Phân tích

- Quy nạp

- Diễn dịch

b. Tựa “Trích diễm thi tập

- Trong lời TựaTrích diễm thi tập”, Hoàng Đức Lương đã sử dụng thao tác phân tích.

- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia, tác giả Thân Nhân Trung đã sử dụng hai thao tác lập luận:

- Thao tác phân tích: Từ câu 1 đến câu 2 tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa hiền tài và sự phát triển của đất nước.

- Thao tác diễn dịch: Từ câu 2 đến câu 3, dựa vào luận điểm lớn “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” mà tác giả đã suy ra phải lấy việc bồi dưỡng nhân tài là tất yếu.

c. Tựa “Trích diễm thi tập”

- Tác giả đã sử dụng thao tác tổng hợp nhằm tập trung lại những luận điểm nhỏ (luận điểm thành phần) trước đó để đúc kết thành luận điểm cuối cùng mang sức thuyết phục hơn.

- Đoạn trích trong bài Hịch tướng sĩ sử dụng thao tác quy nạp, dựa vào những dẫn chứng khác nhau để đưa đến luận điểm chung, mang sức thuyết phục mạnh mẽ đến với người nghe.

d. Nhận định đúng hay không đúng:

- Nhận định thứ nhất là đúng với điều kiện tiền đề để diễn dịch phải đúng đắn, chính xác và chân thực.

- Nhận định thứ hai chưa chính xác. Khi sự quy nạp còn chưa đầy đủ thì mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận là chưa chắc chắn và cần phải chờ thực tiễn chứng minh về tính xác thực của kết luận đó.

- Nhận định thứ ba đúng vì công việc xem xét, tìm hiểu một sự vật, hiện tượng tượng sẽ thực sự hoàn thành chỉ khi có quá trình tổng hợp sau khi phân tích.

2. Thao tác so sánh

a. Tác giả đã sử dụng thao tác so sánh.

Câu văn trên được viết nhằm lấy sự khác nhau để nhấn mạnh sự giống nhau “khác nhau..việc làm, ...giống nhau ...yêu nước”.

b. Mục đích của thao tác so sánh trên là nhấn mạnh sự khác nhau.

=> Thao tác so sánh gồm 2 loại chính: so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau và so sánh nhằm nhận ra sự khác nhau.

c. Ý kiến trên là có lý, tuy nhiên so sánh giúp ta nhận thức rõ ràng hơn các sự vật hiện tượng vấn đề một cách rõ nét, sâu sắc và dễ dàng hơn.

Để có thể so sánh đúng cách ta cần phải lưu ý:

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.

- Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh là những thao tác thường gặp trong hoạt động nghị luận.

- Mỗi thao tác đều có ưu thế riêng và cũng có hạn chế riêng. Người nghị luận cần nắm vững các ưu thế và hạn chế đó để có thể vận dụng những thao tác thích hợp, bảo đảm cho hoạt động nghị luận đạt được hiệu quả cao.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 134)

- Đoạn văn bên dưới được viết để chứng minh một luận điểm lớn “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian”.

- Để làm rõ luận điểm trên, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích. Tác giả đã phân chia luận điểm thành những ý nhỏ để xem xét chúng một cách chi tiết, dễ dàng, thấu đáo. Thao tác quy nạp được sử dụng khi đi tới câu cuối cùng của đoạn trích.

- Tác giả đã lựa chọn và phối hợp một cách khéo léo các thao tác nghị luận trên nên đã thuyết phục được người đọc.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 134)

- Một số vấn đề đang được đặt ra cấp thiết trong đời sống như: vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, bạo lực học đường, tệ nạn xã hội,...

- Căn cứ vào nội dung nghị luận để xác định người đọc, người nghe từ đó lựa chọn thao tác nghị luận phù hợp.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Các thao tác nghị luận do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (242)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy