ican
Ngữ Văn 10
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Ngữ văn 10, soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chi tiết do đội ngũ giáo viên ICAN soạn thảo giúp học sinh nắm vững kiến thức, học môn Ngữ Văn 10 dễ dàng.

Ican

CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 trang 84)

- Nhân vật trữ tình: em (cô gái)

- Nội dung cảm xúc: Bài ca dao là tiếng hát than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ là những người mang vẻ đẹp về hình thức cũng như phẩm chất, tâm hồn nhưng lại chịu số phận bất hạnh: Không tự quyết định được hạnh phúc của mình.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 84)

a. Mở đầu câu ca dao không còn mô típ: Thân em như bài ca dao 1, 2. Sử dụng đại từ “ai” là đại từ phiếm chỉ chung cho bất kì ai, bất kì điều gì làm cản trở tình yêu – mối quan hệ giữa chàng trai và cô gái. Đại từ “ai” tạo ra sự than trách chua xót, ngậm ngùi.

b, c. Mặc dù lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung, hình ảnh ẩn dụ sao Hôm – sao Mai, mặt Trăng – mặt Trời để chỉ hình ảnh kchangf trai và cô gái.

Hình ảnh so sánh: Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời. đã khẳng định sự thủy chung, tình nghĩa của chàng trai đối với cô gái dù bị ngăn cấm, cách biệt vẫn đơn phương chờ đợi, mong ngóng.

Tác giả dân gian sử dụng các hình ảnh vĩnh hằng của thiên nhiên để cụ thể hóa sự chung thủy son sắt trong tình yêu đôi lứa.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 84)

- Bài ca dao là lời của người con gái đang yêu và phải sống trong sự chờ đợi mỏi mòn người mình yêu.

- Bày tỏ nỗi nhớ nhưng, sầu tủi của người con gái, yêu mà không biết mình có được đáp lại tình yêu đó.

- Cách thức thể hiện qua các hình ảnh: hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt và trực tiếp bộc lộ tình cảm

a. Phân tích hình ảnh "khăn":

Hình ảnh "khăn" được nhắc đến nhiều nhất với các trạng thái: Thương nhớ ai, rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt à Hình ảnh ẩn dụ - nhân hóa, phép đối, cùng điệp từ: có tác dụng thể hiện được nét tâm trạng người con gái một cách độc đáo, đặc sắc nhưng cũng rất trữ tình sâu lắng, nhịp điệu vừa da diết, vừa xốn xang, bứt dứt không yên. Câu hỏi tu từ: khẳng định nỗi niềm nhớ thương da diết, không biết chia sẻ cùng ai của người con gái.

b. Phân tích hình ảnh "đèn":

Hình ảnh "đèn" được nhắc đến với các trạng thái: Thương nhớ ai, không tắt à Nỗi nhớ diễn tả theo thời gian thể hiện sự chờ đợi, thao thức không yên của người con gái

c. Phân tích hình ảnh "mắt":

Hình ảnh "mắt" được nhắc đến với các trạng thái: Thương nhớ ai, ngủ không yên à Nỗi nhớ diễn tả trực tiếp. Biện pháp hoán dụ: mắt thương nhớ ai à nỗi trằn trọc, băn khoăn của cô gái.

d. Phân tích hai câu cuối: Kết thúc mở -à Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa (Không tự quyết định được hạnh phúc của mình).

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 84)

Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi

- Hình ảnh chiếc cầu – giải yếm trong câu ca dao là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự kết nối giữa những khoảng cách trong tình yêu của cô gái và chàng trai.

- Đây là hình ảnh hình tượng độc đáo kì lạ thể hiện khát vọng tình yêu đôi lứa trong ca dao. Đó là ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau.

Câu ca dao là lời nói táo bạo của cô gái với chàng trai thể hiện khát vọng tình yêu của mình.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 84)

- Nói tới tình nghĩa của con người, ca dao mượn hình ảnh muối - gừng vì muối mặn gừng cay.

- Thuộc tính ấy để diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, cay đắng.

- Tình người có trải qua mặn mà, cay đắng mới sâu đậm, nặng nghĩa, nặng tình, thật thương nhau.

à Hình ảnh bình dị, dân dã, đi sâu vào nếp sống,n ếp nghĩ của người dân Việt Nam, mang vẻ đẹp cho tâm hồn người Việt, cho tình cảm đằm thắm nặng nghĩa nặng tình

- Hai câu cuối: khẳng định sự vững bền tình yêu của đôi lứa gắn bó yêu thương. Dù muối và gừng có nhạt bớt theo năm tháng nhưng tình nghĩa "nặng", "dày" của người thì bền vững mãi. Nếu có xa thì cũng ba vạn sáu ngàn ngày, nghĩa là một trăm năm, một đời người. Tình cảm đôi ta gắn bó một đời một kiếp

- Câu cuối dài ra bất thường với 13 từ nhằm khẳng định tình cảm con người sẽ kéo dài mãi, luôn vững bền, trường tồn mãi mãi.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 84)

Nghệ thuật trong ca dao thường:

- Ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh gợi tả.

- Bố cục rõ ràng, ngôn ngữ gần gũi với đời sống sinh hoạt của người bình dân.

- So sánh, ẩn dụ, liên tưởng.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương thủy chung của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân thành và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gia tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca dao.

1. Nội dung

- Bức tranh tâm tình của người bình dân trong cuộc sống.

- Nỗi niềm tâm sự thầm kín của những chàng trai cô gái, hay tình cảm vợ chồng thắm đượm ân tình.

- Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung son sắt của con người, đồng thời nêu lên quan niệm tiến bộ về tình yêu, hạnh phúc (tự do yêu thương tìm hiểu nhau).

2. Nghệ thuật

- Ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh gợi tả.

- Bố cục rõ ràng, ngôn ngữ gần gũi với đời sống sinh hoạt của người bình dân.

- So sánh, ẩn dụ, liên tưởng.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 85)

(1) Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

(2) Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

(3) Thân em như ttrasi bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

(4) Thân em như chổi đầu hè

Phòng khi mưa gió đi về chùi chân.

(5) Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Các bài ca dao đều là tiếng hát than thân của người con gái, than thân trách phận, hờn trách những con người không biết trân trọng vẻ đẹp của họ. Đồng thời, là tiếng nói ý thức về bản thân của nguời phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 85)

(1) Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?

(2) Em về anh mượn khăn tay

Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên.

Trong câu thơ : Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. của nhà thơ Nguyên Khoa Điềm, hình ảnh chiếc khăn là một hình ảnh sáng tạo, được lấy ý trong các bài ca dao, dân ca về tình yêu nam nữ từ xa xưa. Trong câu thơ, tình yêu nam nữ đã hòa quyện cùng với tình yêu đất nước.

Gợi ý soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chi tiết do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (237)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy