ican
Ngữ Văn 10
Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Bài giảng Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Ican

I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng)

- Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian.

- Đó là nhu cầu sáng tác và thưởng thức văn học dân gian một các trực tiếp.

- Là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên với cộng đồng.

- Phương thức truyền miệng tạo nên hình thức diễn xướng của văn học dân gian.

2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể

      Tập thể là một biểu hiện khác của phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Quá trình ấy bắt đầu do một cá nhân diễn xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận; sau đó tiếp tục được lưu truyền và được hoàn thiện về mọi mặt

3. Sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng

- Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi, ca hát tập thể, lễ hội,… Phần lớn tác phẩm văn học dân gian được ra đời, truyền tụng và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng (một số điệu hò trên sông nước làm cho các hoạt động kéo lưới, chèo thuyền trở nên sôi nổi, nhịp nhàng hơn,…)

- Có thể nói, sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi của văn học dân gian, nó chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.

II. HỆ THỐNG CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

+ Thần thoại: Kể về các vị thần, nhằm giải thích các hiện tượng xã hội.

+ Sử thi: Kể các sự kiện có ý nghĩa trọng đại với toàn thể cộng đồng.

+ Truyền thuyết: Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử, thể hiện ý thức lịch sử của dân tộc.

+ Truyện cổ tích: Kể về số phận các kiểu nhân vật quen thuộc; thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lý xã hội.

+ Truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ý gợi đến những triết lí hoặc kinh nghiệm ở đời.

+ Truyện cười: Kể lại các hiện tượng gây cười nhằm giải trí hoặc phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống.

+ Tục ngữ: Lời nói đúc kết kinh nghiệm sản xuất hoặc kinh nghiệm sống.

+ Câu đố: Miêu tả sự vật theo lối ám chỉ nhằm giải trí và rèn luyện khả năng liên tưởng, suy đoán.

+ Ca dao: Diễn tả đời sống tâm tư, tình cảm con người.

+ Vè: Kể lại hoặc bình luận những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời.

+ Truyện thơ: Kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do

+ Chèo: Tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi cái tốt hoặc phê phán cái xấu.

III. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc

- Tri thức của kho văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh vực đời sống: tự nhiên, xã hội và con người.

- Tri thức phần lớn là kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn.

2. Văn học dân gian có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người

- Giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan.

- Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: lòng yêu đất nước, quê hương....

3. Văn học dân gian có giá trị thẫm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

- Văn học dân gian được mài giũa, chắt lọc qua không gian và thời gian trở thành viên ngọc sáng trong kho tàng văn hóa Việt Nam.

- Là nền tảng cho văn học viết hình thành và phát triển. Làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà.

Đánh giá (248)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy