ican
Hóa học 10
Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuẩn hoàn các nguyên tố hoá học

Ý nghĩa của bảng tuẩn hoàn các nguyên tố hoá học

Hóa 10 bài Ý nghĩa của bảng tuẩn hoàn các nguyên tố hoá học: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa Ý nghĩa của bảng tuẩn hoàn các nguyên tố hoá học: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

BÀI 10. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẨN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

 

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo của nguyên tố đó

Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại:

2. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố đó

Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra tính chất hóa học cơ bản của nó

  • Tính kim loại, tính phi kim.
  • Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hidro.
  • Công thức oxit cao nhất.
  • Công thức hợp chất khí với hiđro.

- Công thức hidroxit tương ứng và axit hay bazơ của chúng.

3. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Bài tập liên quan đến ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố đa phần là các bài tập lý thuyết, để làm tốt bài tập liên quan đến ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố, học sinh cần ghi nhớ kiến thức sau:

- Số electron = số thứ tự ô nguyên tố

- Số lớp electron = số thứ tự chu kì

- Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố s, p = số thứ tự nhóm A

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 51 SGK Hóa học 10):

Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X thuộc nhóm VA.

B. A, M thuộc nhóm IIA.

C. M thuộc nhóm IIB.

D. Q thuộc nhóm IA.

Hướng dẫn giải:

Chọn D.

Vì: ZQ = 19: 1s22s22p63s23p64s1 Þ Q thuộc nhóm IA.

Bài 2 (trang 51 SGK Hóa học 10):

Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.

B. M, Q thuộc chu kì 4.

C. A, M thuộc chu kì 3.

D. Q thuộc chu kì 3.

Hướng dẫn giải:

Chọn B.

Vì:

ZM= 20: 1s22s22p63s23p64s2

ZQ = 19: 1s22s22p63s23p64s1

Þ M, Q thuộc chu kì 4.

Bài 3 (trang 51 SGK Hóa học 10):

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc:

A. chu kì 3, nhóm IVA.

B. chu kì 4, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm VIA.

D. chu kì 4, nhóm IIA.

Chọn đáp án đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn C.

ZX = 16: 1s22s22p63s23p4

Þ X thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Bài 4 (trang 51 SGK Hóa học 10):

Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn:

a) Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nó:

– Là kim loại hay phi kim.

– Hóa trị cao nhất đối với oxi.

– Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.

b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).

Hướng dẫn giải:

a)

Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.

Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại

Hóa trị cao nhất với oxi là II.

Oxit cao nhất có công thức MgO và hiđroxit có công thức Mg(OH)2.

b)

Na: 1s22s22p63s1.

Mg: 1s22s22p63s2.

Al: 1s22s22p63s23p1.

– Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.

– Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.

– Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.

Bài 5 (trang 51 sgk Hóa học 10):

a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

– Tính kim loại hay tính phi kim.

– Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.

– Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.

b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).

Hướng dẫn giải:

a) Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7.

Br có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim.

Hóa trị cao nhất với oxi là VII.

Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I.

Công thức phân tử là HBr.

b) Tính phi kim giảm dần Cl, Br, I.

Bài 6 (trang 51 SGK Hóa học 10):

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

Hướng dẫn giải:

a) Cs (xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

Bài 7 (trang 51 SGK Hóa học 10):

Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.

Hướng dẫn giải:

Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA nên có 85e phân bố thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7e nên thể hiện tính phi kim. At ở cuối nhóm VIIA, nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Hóa 10 bài Ý nghĩa của bảng tuẩn hoàn các nguyên tố hoá học do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (497)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy