ican
Giải SGK Hóa 10
Bài 11: Luyện tập: bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học

Luyện tập: bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học

Hóa 10 bài Luyện tập: bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa Luyện tập: bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI 11. LUYỆN TẬP: BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

 

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Cấu tạo bảng tuần hoàn

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng ngang (chu kì.

- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị (electron có khả năng tham gia vào quá trình hình thành liên kết hóa học) được xếp thành một cột (nhóm).

Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố xếp vào một ô.

Chu kì

- Mỗi hàng là 1 chu kì

- Có 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ: là các chu kì 1, 2, 3 và 4 chu kì lớn: là các chu kì 4, 5, 6, 7.

- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

Nhóm nguyên tố

- Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

- Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f.

2. Sự biến đổi tuần hoàn

Cấu hình electron của nguyên tử

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì, ta nói rằng: Chúng biến đổi một cách tuần hoàn.

Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử và giá trị độ âm điện củ các nguyên tố được tóm tắt trong bảng sau:

3. Định luật tuần hoàn các nguyên tố

Tính chất của các nguyên tử cũng như thành phần tính chất các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Phương pháp giải bài tập xác định tên nguyên tố khi biết công thức oxit cao nhất, hoặc công thức hợp chất khí với hiđro:

- Hóa trị cao nhất với oxi của nguyên tố = STT nhóm A.

- Hóa trị với H( nếu có) = 8 - hóa trị cao nhất với oxi.

- % khối lượng của A trong hợp chất AxBy là: % A= MA.100%/Mhợp chất.

- Muốn xác định nguyên tố đó là nguyên tố nào cần tìm được nguyên tử khối của A.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 53 SGK Hóa học 10):

a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?

b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?

Hướng dẫn giải:

a)

– Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và căn cứ vào chiều tăng dần điện tích hạt nhân, người ta sắp xếp thành các chu kì.

– Căn cứ vào các nguyên tố có cùng số electron hóa trị và chiều tăng dần điện tích hạt nhân

để sắp xếp các nguyên tố thành các nhóm.

b) Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.

Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

- Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3.

+ Chu kì 1 có 2 nguyên tố.

+ Chu kì 2, 3 đều có 8 nguyên tố.

- Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.

+ Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.

+ Chu kì 6 có 32 nguyên tố.

+ Chu kì 7 mới tìm thấy 26 nguyên tố.

Bài 2 (trang 53 SGK Hóa học 10):

Tìm câu sai trong những câu dưới dây:

A. Trong chu kì,các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.

D. Chu kì nào cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).

Hướng dẫn giải:

Chọn C.

Bài 3 (trang 54 SGK Hóa học 10):

Từ trái sang phải trong một chu kì tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố giảm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng?

Hướng dẫn giải:

Trong một chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần, nên khả năng dễ mất electron ở lớp ngoài cùng giảm dần nên tính kim loại giảm dần, đồng thời khả năng thu thêm electron ở lớp ngoài cũng tăng nên tính phi kim tăng dần.

Bài 4 (trang 54 SGK Hóa học 10):

Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm. Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.

Hướng dẫn giải:

Trong nhóm A:

- Nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố là kim loại.

- Nhóm VA, VIA, VIIA gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim.

- Nhóm VIIIA gồm các khí hiếm.

– Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố nằm trong từng nhóm A bằng với số thứ tự của nhóm.

Bài 5 (trang 54 SGK Hóa học 10):

Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.

a) Tính nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

Hướng dẫn giải:

a)

Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có: Z + N + E = 28

Vì Z = E nên suy ra: 2Z + N = 28.(1)

→ Z ≤ N ≤ 1,5Z

Từ (1) ⇒ Z < 28 – 2Z < 1,5Z

⇔ 3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33

Z nguyên dương nên chọn Z = 8 và 9.

A = Z + N

Z

8

9

N

12

10

Nếu Z = 8 → A = 20 (loại vì không có nguyên tố có Z = 8 và A = 20).

Nếu Z = 9 → A = 19 (thỏa mãn).

b)

Cấu hình electron: 1s22s22p5.

Bài 6 (trang 54 SGK Hóa học 10):

Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.

a) Nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

b) Các electron ngoài cùng ở lớp electron nào?

c) Viết số electron ở từng lớp electron.

Hướng dẫn giải:

a) Nguyên tố có 6 electron lớp ngoài cùng vì ở nhóm VIA.

b) Nguyên tố có 3 lớp electron, các electron ngoài cùng ở lớp thứ 3.

c) Số electron ở từng lớp là 2, 8, 6.

Bài 7 (trang 54 SGK Hóa học 10):

Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.

Hướng dẫn giải:

Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3 => R thuộc nhóm VI A Þ Công thức hợp chất khí với hiđro là RH2
Trong hợp chất RH2 có 5,88% H về khối lượng => 2.100%/(R + 2) = 5,88%

=> R = 32 hay nguyên tử khối của R = 32.

Bài 8 (trang 54 SGK Hóa học 10):

Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố RH4. Oxit cao nhất của nó chưa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của nguyên tố đó.

Hướng dẫn giải:

Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH4 Þ R thuộc nhóm IV A Þ Công thức oxit cao nhất của R là RO2, trong phân tử RO2 có 53,3% oxit về khối lượng nên R có 100% – 53,3% = 46,7% về khối lượng.

Trong phân tử RO2 có: 53,33% O là về khối lượng.

=> 32.100%/(R + 32) = 53,33 %

=> R ≈ 28 hay nguyên tử khối của R = 28.

Bài 9 (trang 54 SGK Hóa học 10):

Khi cho 0,6g một kim lại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.

Hướng dẫn giải:

Gọi kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại là M, kim loại M thuộc nhóm IIA nên có hóa trị II.

nH2 = 0,336/22,4 = 0,015 mol

M + H2O → M(OH)2 + H2

0,015 ← 0,015

=> Nguyên tử khối của kim loại M: 0,6/0,015 = 40

Vậy kim loại là Ca.

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Hóa 10 bài Luyện tập: bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (345)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy