ican
Soạn Văn 9
Tổng kết từ vựng (trang 122)

Soạn bài Tổng kết từ vựng

Soạn bài Tổng kết từ vựng lớp 9 khoa học, siêu ngắn gọn do đội ngũ giáo viên ICAN soạn thảo giúp học sinh nắm vững kiến thức, học môn Ngữ Văn 9 dễ dàng.

Ican

TỔNG KẾT TỪ VỰNG

I. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 122)

a. Từ đơn là những từ chỉ gồm một tiếng.

Ví dụ: ăn, ngủ, mặc,…

b. Từ phức là những từ có từ hai tiếng trở lên.

- Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.

Ví dụ: xe đạp, xe máy, máy bay,…

- Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy.

Ví dụ: long lanh, lóng lánh, hô hố,…

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 122)

Từ ghép

Từ láy

Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, nhường nhìn, rơi rụng, mong muốn.

Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, bèo bọt, xa xôi, lấp lánh.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 122)

Từ láy “giảm nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc

Từ láy “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc

Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.

Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

II. THÀNH NGỮ

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 123)

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cấu định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh, bảy nổi ba chìm, năm nắng mười mưa, nhanh như cắt, chậm như rùa,…

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 123)

a. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có nghĩa là hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.

b. Thành ngữ “đánh trống bỏ dùi” có nghĩa là làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.

c. Câu tục ngữ “Chó treo mèo đậy” có nghĩa là muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại.

d. Thành ngữ “được voi đòi tiên” có nghĩa là tham lam, được cái này lại muốn được cái khác hơn.

e. Thành ngữ “nước mắt cá sấu” có nghĩa là sự thông cảm, thương xót giả tạo nhằm đánh lừa người khác.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 123)

a.

- Thành ngữ “ăn cây táo rào cây bồ quân” có nghĩa là chịu ơn người này nhưng lại vun đắp, phục dịch cho người khác.

Đặt câu: Cái loại người ăn cây táo rào cây bồ quân mình nên tránh xa.

- Thành ngữ “có khế ế chanh” có nghĩa là có thứ này thì thứ khác cùng loại không được trọng dụng.

Đặt câu: Chợ chiều có khế ế chanh.

b.

- Thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa” có nghĩa là lối làm việc qua loa, đại khái, không đi sâu vào chi tiết.

Đặt câu: Trong học tập, học sinh không được cưỡi ngựa xem hoa.

- Thành ngữ “ăn cướp cơm chim” có nghĩa là hà hiếp, cướp bóc, bắt chẹt những người bần cùng, thấp kém nhất của xã hội.

Đặt câu: Họ thân ái truyền cho nhau những kinh nghiệm nhà nghề, vì không một ai bị người khác ăn cướp cơm chim của mình.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 123)

- Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

- Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá (Đồng chí – Chính Hữu)

III. NGHĨA CỦA TỪ

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 123)

Nghĩa của từ là phần nội dung (sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất,…) mà từ biểu thị.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 123)

- Trong bốn cách hiểu, cách hiểu a là đúng nhất.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 123)

Cách giải thích b là đúng. Cách giải thích a vi phạm một nguyên tắc giải thích từ ngữ khi dùng một cụm từ có nghĩa thực thể (đức tính rộng lượng) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng – tính từ).

IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 124)

- Từ có thể có một nghĩa, nhưng phần lớn các từ trong ngôn ngữ là những từ nhiều nghĩa.

- Chuyển nghĩa là hiện tượng tăng thêm nghĩa cho từ nhằm tạo ra các từ nhiều nghĩa. Có hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến: ẩn dụ và hoán dụ.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 124)

Từ hoa trong lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển của từ hoa này chỉ mang tính lâm thời, không được ghi trong từ điển. Do đó, đây là hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời, có tính tu từ, không làm xuất hiện từ nhiều nghĩa.

V. TỪ ĐỒNG ÂM

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 124)

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Khác với hiện tượng từ đồng âm, trong hiện tượng từ nhiều nghĩa, các từ phải có mối liên hệ với nhau về nghĩa.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 124)

- Trường hợp a là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa của từ lá trong lá xa cành, lá không còn màu xanh với từ lá trong lá phổi có mối quan hệ với nhau, đó là quan hệ giữa nghĩa gốc với nghĩa chuyển.

- Trường hợp b là hiện tượng đồng âm vì từ đường trong hai trường hợp tuy có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng không có mối liên hệ nào với nhau, hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.

VI. TỪ ĐỒNG NGHĨA

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 125)

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 125)

Cách hiểu d là cách hiểu đúng.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 125)

- Xuân là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay cho toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.

- Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan; ngoài ra, dùng từ này còn tránh lặp với từ tuổi tác.

VII. TỪ TRÁI NGHĨA

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 125)

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 125)

Những cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 125)

- Cùng nhóm với sống – chết: chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình, đực – cái.

- Cùng nhóm với già – trẻ: yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo.

VIII. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 126)

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm bởi phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 126)

Từ (xét về đặc điểm cấu tạo)

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ

Từ láy toàn bộ

Từ láy bộ phận

Từ láy âm

Từ láy vần

 

Giải thích: Từ đơn là từ có một tiếng.

Từ phức là từ có hai tiếng trở lên.

Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.

Từ láy là từ phức được tạo ra nhờ phép láy…

IX. TRƯỜNG TỪ VỰNG

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 126)

Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 126)

Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là “tắm” và “bể” đã góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn với tội ác của thực dân Pháp.

Trên đây là gợi ý soạn bài Tổng kết từ vựng lớp 9 khoa học, siêu ngắn gọn do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (230)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy