ican
Soạn Văn 9
Nói với con

Soạn bài Nói với con

Văn 9 Soạn bài Nói với con: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Nói với con giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

NÓI VỚI CON

- Y Phương -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 73)

- Bố cục của bài thơ:

+ Phần 1 (11 câu đầu): Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng.

+ Phần 2 (Còn lại): Cha nói với con về truyền thống tốt đẹp của quê hương và lời dặn dò con trên đường đời.

- Bố cục bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm với quê hương, từ kỷ niệm nâng lên thành lẽ sống.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 73)

* Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong 11 câu thơ đầu tiên của bài:

- Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ:

Chân phải bước tới cha

Hai bước tới tiếng cười

Bằng những hình ảnh cụ thể kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ, Y Phương đã tạo ra được không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Từng bước đi, từng tiếng nói cười của con đều được cha mẹ chăm chút và vui mừng đón nhận.

=>Đó là tình cảm ruột thịt, là công lao trời biển mà con phải khắc cốt ghi xương.

- Con lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương:

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

+ Cuộc sống lao động cần cũ, tươi vui của người đồng mình:

  • Đan lờ: Dụng cụ đánh bắt cá của ng miền núi. Dưới bàn tay tài hoa của người dân, đan lờ như được cài nan hoa.
  • Vách nhà không chỉ được ken bằng tre, gỗ mà như được ken cả bằng câu hát gợi cuộc sống tràn ngập niềm vui và tâm hồn lãng mạn của người đồng mình.

+ Cùng với vẻ đẹp của con người là vẻ đẹp thơ mộng, nghĩa tình của rừng núi quê hương:

  • Rừng không chỉ cho gỗ, cho măng mà còn cho hoa, cho vẻ đẹp, niềm vui.
  • Mỗi nẻo đường quê hương đều có những tấm lòng nhân hậu, bao dung.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 73)

- Những đức tính cao đẹp của người đồng mình:

+ Đó là tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh - Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.

+ Sống tràn đầy niềm vui và lòng lạc quan, tuy cs còn nhiều vất vả gian khó: “Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh - Không lo cực nhọc”.

+ Mộc mạc, chân chất nhưng có tâm hồn và ý chí lớn: “Người đồng mình thô sơ da thịt - Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.

+ Người đồng mình yêu quê hương, có mong ước xây dựng quê hương và có lòng tự hào, tự tôn dân tộc: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương - Còn quê hương thì làm phong tục”.

- Từ đó người cha muốn dặn dò con:

+Lòng thủy chung với quê hương.

+Biết chấp nhận và vượt qua những khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 74)

- Đọc bài thơ, người đọc cảm nhận được tình yêu thương chân thành, trìu mến mà người cha dành cho đứa con.

- Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con: Cha mong con luôn tự tin, kế tục truyền thống tốt đẹp của quê hương. Lấy đó làm hành trang để vững bước trên đường đời.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 74)

- Cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ vừa mộc mạc, cụ thể vừa có tính khái quát, giàu chất thơ.

- Từ ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói thường ngày của người miền núi.

- Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác góp phần không nhỏ vào việc diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thể hiện tình cảm của người miền núi.

- Giọng điệu tha thiết, trìu mến, lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc triết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn…tạo sự cộng hưởng hài hòa với những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời người cha truyền thấm sang con.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

2. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên.

- Cách nói làm giàu hình ảnh vừa mộc mạc, cụ thể vừa giàu sức khái quát.

- Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác nhau góp phần không nhỏ vào việc diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thể hiện tình cảm của người miền núi.

- Giọng điệu tha thiết, trìu mến, lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc triết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn…tạo sự cộng hưởng hài hòa với những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời người cha truyền cho con.

-Bố cục chặt chẽ, từ ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói thường ngày của người miền núi.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 74)

* Nhập vai vào người con trong bài thơ “Nói với con” – xưng tôi, bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của mình sau khi nghe lời người cha nói:

- Vô cùng hạnh phúc, cảm động trước tình cảm chân thành, tha thiết mà cha dành cho.

- Càng thêm yêu, thêm trân trọng gia đình, quê hương.

- Như được tiếp thêm động lực, sức mạnh để bước tiếp trên đường đời lắm chông gai.

- Nhận thấy ý thức, trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương; nhất là việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Nói với con do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (238)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy