ican
Soạn Văn 9
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

Văn 9 Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

(Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)

- Đi - phô -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 129)

- Bố cục của đoạn trích:

+ Phần 1 (Từ đầu cho đến “như dưới đây”): Rô-bin-xơn tự giới thiệu về mình.

+ Phần 2 (Từ chỗ tiếp theo đến “áo quần của tôi”): Trang phục của Rô-bin-xơn.

+ Phần 3 (Từ chỗ tiếp theo đến “bên khẩu súng của tôi”): Trang bị của Rô-bin-xơn.

+ Phần 4 (Còn lại): Diện mạo của Rô-bin-xơn.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 129)

- Phần miêu tả diện mạo được Rô-bin-xơn nói sau cùng và không nhiều so với những phần khác.

- Nguyên nhân:

+ Rô-bin-xơn tự kể chuyện về mình, nên chàng chỉ có thể kể những gì chàng nhìn thấy được.

+ Chàng muốn tập trung giới thiệu vào cách ăn mặc kì khôi, đồ lề lỉnh kỉnh mang theo là chính.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 129)

- Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua một số chi tiết:

+ Sống một mình trên đảo hoang suốt 15 năm, thời tiết khắc nghiệt đã khiến quần áo trước đây rách nát hết, không dùng được nữa, Rô-bin-xơn phải tự may trang phục cho chính mình:

  • Mũ: To tướng, cao lêu đêu, có mảnh da rủ xuống phía sau gáy.
  • Áo: Vạt dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi.
  • Quần: Loe đến đầu gối, lông dê thõng xuống giữa bắp chân chẳng khác nào quần dài.
  • Ủng: Không phải tất, không phải giày, mà là đôi ủng vòng quanh bắp chân và buộc dây hai bên.

=> Trang phục kì dị, ngộ nghĩnh, không giống người thường mà mang dáng dấp của người rừng cổ xưa.

+ Qua các trang bị đơn sơ, có thể thấy Rô-bin-xơn rất khó khăn khi vật lộn với cuộc sống ở đảo hoang: “không đeo kiếm và dao găm mà lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con”…

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 130)

- Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như sau:

+ Phong thái: giống như một vị chúa đảo.

+ Luôn giữ sự lạc quan và cải biến hoàn cảnh.

+ Ông không một lời phàn nàn, than thở trước hoàn cảnh khắc nghiệt mà luôn tìm cách vượt lên khó khăn, chinh phục thiên nhiên.

- Giọng kể hài hước thể hiện qua đoạn mở đầu và đoạn kể về bộ ria mép.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.

2. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và miêu tả.

- Giọng điệu hài hước.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (452)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy