ican
Soạn Văn 9
Ôn tập về truyện

Soạn bài Ôn tập về truyện

Văn 9 Soạn bài Ôn tập về truyện: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Ôn tập về truyện giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

ÔN TẬP VỀ TRUYỆN

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 144)

STT

Tên tác phẩm

Tác giả

Năm sáng tác

Tóm tắt nội dung

1

Làng

Kim Lân

1948

Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.

2

Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng

1966

Đoạn trích đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

3

Lặng lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long

1970

Truyện khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

4

Bến quê

Nguyễn Minh Châu

1985

Truyện chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.

5

Những ngôi sao xa xôi

Lê Minh Khuê

1971

Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

 

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 144)

- Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã khắc họa thành công hình ảnh đất nước và con người Việt Nam:

+ Hình ảnh đất nước:

  • Có nhiều biến cố lớn lao (trải qua cuộc kháng chiến), gian khổ, ác liệt và hào hùng.
  • Nói về đất nước trong thời kì mới đang từng bước đổi thay.

+ Hình ảnh con người Việt Nam: yêu quê hương, đất nước; hết lòng bảo vệ và xây dựng đất nước, sống lạc quan và cao đẹp, giàu tình cảm…

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 144)

- Hình ảnh con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được khắc họa qua một số nhân vật: ông Hai (Làng), anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi).

- Phẩm chất chung: Họ đều là những người yêu quê hương, đất nước, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Những nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật:

+ Ông Hai: Yêu làng, yêu kháng chiến, cụ Hồ.

+ Anh thanh niên: sống có lí tưởng, hiểu được ý nghĩa của công việc thầm lặng, luôn cởi mở, chân thành với mọi người.

+ Bé Thu: tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.

+ Ông Sáu: tình cha con sâu nặng, thắm thiết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

+ Ba cô gái thanh niên xung phong: làm nhiệm vụ phá bom đầy nguy hiểm; mạnh mẽ, dũng cảm khi đương đầu với gian khổ, bom đạn; tinh thần trách nhiệm; tình cảm gắn bó, yêu thương nhau; tâm hồn trong sáng, lạc quan.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 144)

Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em ấn tượng nhất với nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tuy sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, nhưng anh vẫn không nản lòng, vẫn luôn say mê và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Anh tìm thấy niềm hạnh phúc khi được làm việc, được góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Anh tạo dựng cho mình một cuộc sống nề nếp, ngăn nắp, đầy thơ mộng. Anh tiêu biểu chocon người lao động mới – những con người sống có lí tưởng cao đẹp, cứ âm thầm lặng lẽ cống hiến cho đất nước. Anh chính là tấm gương sáng cho thế hệ thanh niên noi theo.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 145)

STT

Tác phẩm

Ngôi kể

1

Làng

- Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn trần thuật từ nhân vật ông Hai.

2

Lặng lẽ Sa Pa

- Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn trần thuật từ nhân vật ông họa sĩ.

3

Chiếc lược ngà

- Ngôi thứ nhất, lời kể của ông Ba – người đồng chí thân thiết với ông Sáu.

4

Bến quê

- Ngôi kể thứ ba.

5

Những ngôi sao xa xôi

- Ngôi kể thứ nhất, lời kể của nhân vật Phương Định.

* Các tác phẩm có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng tôi): Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi. Cách trần thuật này có tác dụng:

- Tạo sự chân thực, tin cậy cho câu chuyện.

- Giúp tác giả có thể đi sâu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 145)

- Một số truyện ngắn xây dựng được tình huống truyện đặc sắc:

+ Truyện “Làng”: Tác giả đặt ông Hai vào tình huống gay cấn – nghe tin làng chợ Dầu theo Việt gian để làm bộc lộ tình cảm yêu làng, yêu nước của ông.

+ Truyện “Chiếc lược ngà”: Tình huống ông Sáu và bé Thu gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận cha. Đến lúc bé Thu nhận cha cũng là lúc ông Sáu phải trở lại chiến trường. Éo le thay, khi ở chiến trường, ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao cây lược ngà cho bé Thu.

+ Truyện “Bến quê”:

  • Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, vậy mà cuối đời vì căn bệnh hiểm nghèo, cuộc sống của anh thu hẹp lại trên chiếc giường và khung cửa sổ.
  • Phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông nhưng không thể đặt chân lên đó, Nhĩ muốn nhờ cậu con trai thay mình thực hiện khao khát ấy. Nhưng rồi vì một ván cờ bên hè phố, cậu con trai có thể để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Ôn tập về truyện do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (325)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy