ican
Soạn Văn 9
Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Văn 9 Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 43)

- Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại cuộc sống.

- Chủ đề ấy có mối quan hệ mật thiết với chủ đề chung của văn bản: Tiếng nói của văn nghệ.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 43)

- Nội dung chính của từng câu trong đoạn văn:

+ Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.

+ Câu 2: Khi phản ánh thực tại, những người nghệ sĩ muốn nói một điều gì đó mới mẻ.

+ Câu 3: Điều mới mẻ ấy là lời nhắn nhủ của người nghệ sĩ.

- Nội dung của các câu văn đều hướng vào chủ đề của đoạn văn.

- Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, lô-gic, tạo sự chặt chẽ trong mạch lập luận của tác giả.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 43)

- Các biện pháp liên kết:

+ Phép nối: từ nối “nhưng”.

+ Phép thế: “những vật liệu mượn ở thực tại” được thay thế bằng “cái đã có rồi”, “anh” thế cho “nghệ sĩ”.

+ Phép liên tưởng: “nghệ sĩ” – “tác phẩm”.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

- Về nội dung:

+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).

+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc).

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

+ Phép lặp: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.

+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

+ Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

+ Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 43)

* Liên kết về mặt nội dung:

- Chủ đề của đoạn văn: Người Việt Nam rất thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng vẫn còn những lỗ hổng về kiến thức, về khả năng thực hành và năng lực sáng tạo chưa cao.

- Nội dung của các câu văn:

+ Câu (1), (2) khẳng định những điểm mạnh trong phẩm chất của người Việt phù hợp với yêu cầu thời đại mới.

+ Câu (3), (4) chỉ rõ những điểm yếu, còn hạn chế của người Việt.

+ Câu (5) đưa ra hướng khắc phục mặt yếu và phát huy mặt mạnh.

=> Các câu văn tập trung làm sáng tỏ chủ đề của văn bản.

- Một trường hợp cụ thể: Chuyển câu (5) lên đầu đoạn – nêu ra hướng khắc phục mặt yếu và phát huy mặt mạnh; khi đó, đoạn văn thiếu sự lô-gic bởi chưa biết có những điểm yếu nào cần khắc phục và điểm mạnh nào cần phát huy.

* Liên kết về mặt hình thức:

- Câu (1) và câu (2) liên kết với nhau bằng phép đồng nghĩa: “bản chất trời phú ấy” – “sự thông minh, nhạy bén với cái mới”.

- Câu (2) và câu (3) liên kết với nhau bằng phép nối qua từ “nhưng” và phép đồng nghĩa: “cái mạnh đó” chính là “bản chất trời phú ấy”.

- Câu (3) và câu (4) liên kết với nhau bằng phép nối qua từ “ấy là”.

- Câu (4) với câu (5) liên kết với nhau bằng phép lặp: “những lỗ hổng”.

- Câu (1) với câu (5) liên kết với nhau bằng phép lặp: “thông minh”.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (279)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy