ican
Soạn Văn 9
Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (trang 203)

Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Văn 9 Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 203)

Tự đọc kĩ lại các tác phẩm thơ, truyện hiện đại trong sách Ngữ văn 9, từ bài 10 đến bài 15. Đọc lại vở ghi các bài học tương ứng.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 203)

STT

Tên tác phẩm (đoạn trích)

Thể loại

Tác giả

Tóm tắt nội dung

Nét nghệ thuật

đặc sắc

1Đồng chíThơ tự doChính HữuTình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2Bài thơ về tiểu đội xe không kínhThơ tự doPhạm Tiến DuậtQua hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, bài thơ khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời kì chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

- Chất liệu hiện thực sinh động.

- Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.

3Đoàn thuyền đánh cáThơ 7 chữHuy CậnBài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

- Có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo.

- Có âm hưởng hào hùng, lạc quan, khỏe khoắn.

4Bếp lửa

Tám chữ

(xen lẫn câu thơ 7 chữ và 9 chữ)

Bằng ViệtQua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.

- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

5Ánh trăng5 chữNguyễn DuyBài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

- Giọng điệu tự nhiên.

- Giàu tính biểu cảm.

6LàngTruyện ngắnKim LânTình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.Thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
7Lặng lẽ Sa PaTruyện ngắnNguyễn Thành LongTruyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.Xây dựng được một tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
8Chiếc lược ngàTruyện ngắnNguyễn Quang SángBằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.Thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 203)

Tự đọc lại phần lí thuyết về văn biểu cảm trong sách Ngữ văn 7, Ngữ văn 8 và cách làm bài văn kết hợp tự sự với biểu cảm, nghị luận trong sách Ngữ văn 9.

II. LÀM BÀI KIỂM TRA TRÊN LỚP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 203)

Sắp xếp lại cho đúng hoặc điền vào những chỗ trống trong bảng thống kê các dữ kiện về từng tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, năm sáng tác, tác giả, nội dung chính).

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 203)

STT

Tác phẩm

Tóm tắt cốt truyện

Tình huống chính

Chủ đề

1Làng (Kim Lân)Truyện kể về ông Hai – một người nông dân luôn tự hào, hãnh diện về ngôi làng chợ Dầu của mình. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn nhớ về ngôi làng, nhớ về anh em đồng chí với bao kỉ niệm đẹp. Sau khi từ phòng thông tin ra ngoài, ông nghe tin sét đánh ngang tai – làng chợ Dầu theo giặc. Ông bàng hoàng, sững sờ rồi tủi nhục, cúi gằm mặt xuống đi về nhà. Suốt mấy ngày liền, ông chẳng dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà. Mụ chủ nhà biết tin, đánh tiếng đuổi ra đình ông đi, ông có ý nghĩ hay là quay về làng nhưng rồi ông lại gạt bỏ ngay vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Ông đã xác định dứt khoát, làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây thì phải thù. Ông trò chuyện với cậu con trai như để giãi bày nỗi lòng, tự thanh minh cho chính mình. Thế rồi, ông chủ tịch xã lên báo tin làng chợ Dầu được cải chính. Ông rất vui mừng, ông mua quà, chia sẻ cho các con như chia sẻ niềm vui của mình. Ông múa tay lên mà khoe với mọi người, nhà bị Tây đốt, làng bị Tây đốt.

-Tình huống 1 (tình huống cơ bản): Ở nơi tản cư ông Hai nhớ làng da diết thì được nghe tin đồn làng Dầu theo giặc => Tình huống này đã bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước ở ông Hai.

- Tình huống 2: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu được cải chính.

=> Tình huống này khẳng định tình cảm thủy chung với cách mạng, với cụ Hồ, khẳng định tình yêu nước của ông Hai.

Tình yêu đất nước, làng quê của người nông dân Việt Nam.
2Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)Chiếc xe trở khách lên Lai Châu. Bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trò truyện với nhau về Sa Pa, hội họa, hạnh phúc, tình yêu. Chiếc xe dừng lại để lấy nước cho hành khách nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái về một người cô độc nhất thế gian. Đó là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m. Anh mời 2 người lên nhà chơi, sau đó nói chuyện khoảng 30 phút. Anh kể chuyện mình sống và làm việc tại đây. Trong câu chuyện, anh thể hiện rất yêu quý và gắn bó với công việc của mình. Anh còn thích đọc sách, nuôi gà, trồng hoa… Nơi anh ở ngăn nắp gọn gàng. Nói chuyện với anh, ông họa sĩ muốn vẽ tranh về anh nhưng anh đã giới thiệu với ông về ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét - những người cũng giống như anh, say mê làm việc, cống hiến tuổi trẻ, trí tuệ, hạnh phúc cá nhân cho đất nước. Cô kĩ sư sau khi nói chuyện với anh đã nhận thấy mối tình đầu nhạt nhẽo mà mình từ bỏ là đúng đắn và yên tâm với quyết định nhận công tác miền núi. Sau 30 phút nói chuyện, anh thanh niên đến giờ ốp và phải chia tay với mọi người trong bịn rịn và lưu luyến. Anh không quên tặng hai người 1 làn trứng, tặng cô gái một bó hoa đẹp.Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những vị hành khách trên một chuyến xe: ông họa sĩ, cô kỹ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn.Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
3Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)Vì chiến tranh, ông Sáu phải xa gia đình suốt 8 năm. Đến ngày hòa bình vừa lập lại, ông mới được thăm nhà, thăm con. Trớ trêu thay, chỉ vì một vết thẹo trên mặt mà bé Thu không nhận cha. Em đối xử với ông Sáu như người xa lạ. Đến lúc em nhận ra cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Ở chiến khu, ông Sáu vẫn luôn nhớ về con, ông dồn hết tình cảm của mình vào làm cây lược ngà tặng con. Nhưng ông đã hi sinh trong một trận càn quét của quân thù. Trước khi nhắm mắt, ông nhờ bác Ba – người đồng đội thân thiết trao lại cây lược ngà cho bé Thu.

- Tình huống 1: Sau 8 năm kháng chiến, ông Sáu về thăm nhà nhưng bé Thu không chịu nhận ông là cha. Khi Thu nhận ra ông là cha cũng là lúc ông phải lên đường.

- Tình huống 2: Ở khu căn cứ ông Sáu dồn tình thương và mong nhớ con vào việc làm cây lược nhưng chưa kịp trao thì ông đã hi sinh.

Ca ngợi tình phụ từ thiêng liêng, sâu nặng.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 203)

* Phân tích tính cách nổi bật của ông Hai:

+ Ông Hai có tình yêu làng quê mãnh liệt:

- Mỗi khi kể về làng Chợ Dầu, ông luôn kể bằng giọng say mê, hãnh diện.

- Theo ông đánh giá thì cái gì của làng Chợ Dầu cũng hơn hẳn thiên hạ.

- Ông tự hào về phong trào du kích, kháng chiến sôi nổi của làng Chợ Dầu. Ông đã từng hăng hái tham gia đào hào, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.

+ Ông Hai đau khổ tột cùng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

- Nghe thấy những người đi tản cư nói làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn, xấu hổ vì nhục nhã, nguyền rủa những kẻ hèn nhát, bôi nhọ truyền thống tốt đẹp của làng Chợ Dầu.

- Trong thâm tâm ông, ông không tin.

+ Ông Hai phấn khởi khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính:

- Khi nghe tin cải chính ông rất vui mừng, ông mua quà, chia sẻ cho các con như chia sẻ niềm vui của mình.

- Ông múa tay lên mà khoe với mọi người, nhà bị Tây đốt, làng bị Tây đốt. Mới nghe tưởng chừng vô lý nhưng đặt vào hoàn cảnh của ông Hai thì lại thật sự hợp lí bởi nhà bị đốt chứng tỏ làng ông không theo giặc, làng ông vẫn là làng kháng chiến.

* Nghệ thuật miêu tả tâm lí: Tác giả miêu tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại rất hợp lí. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng là sung sướng, hả hê, giải tỏa tâm lí bằng tin cải chính.

* Mối quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai:

- Tình yêu làng và tình yêu nước của ông Hai có sự gắn bó chặt chẽ với nhau:

+ Từ người nông dân yêu làng, ông trở thành người nông dân nặng lòng với đất nước, kháng chiến.

+ Khi đứng trước thử thách, sự lựa chọn, ông Hai đã đặt tình yêu nước lên trên nhưng sâu thẳm trong lòng ông vẫn đau đớn, xót xa.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 204)

* Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”:

- Lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc:

+ Ý thức về công việc: “mình sinh ra là gì… mình vì ai mà làm việc”.

+ Làm việc 1 mình trên đỉnh núi cao lạnh cóng với mưa tuyết, gió rét nhưng chưa bao giờ bỏ “ốp”.

+ Coi công việc là niềm vui, lẽ sống, là bạn: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi… chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”.

- Biết tạo ra một cuộc sống nề nếp, văn minh và thơ mộng:

+ Chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp: “một căn nhà ba gian sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, …máy bộ đàm”.

+ Ngoài công việc anh còn trồng hoa, nuôi gà, đọc sách.

- Cởi mở, chân thành và luôn quan tâm đến người khác:

+ Anh rất quý trọng mọi người, mừng rỡ khi có khách đến thăm nhà.

+ Anh tặng cho cô kĩ sư bó hoa, biếu vợ bác lái xe củ tam thất để bồi dưỡng sau khi ốm, tặng hành khách làn trứng ăn đường.

- Con người khiêm tốn, thành thực:

+ Anh cảm thấy công việc mình làm thật là nhỏ bé.

+ Anh đã từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ chân dung mình và giới thiệu cho ông người mà anh cho là đáng vẽ hơn mình.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 204)

* Nhân vật bé Thu: Thu là một em bé có cá tính, yêu ghét rạch ròi nhưng là một người con có tấm lòng yêu thương cha sâu sắc:

a. Khi mới gặp

- Hốt hoảng bỏ chạy, kêu thét gọi má.

b. Trong 3 ngày nghỉ phép của ông Sáu

- Ông Sáu càng gần gũi, vồ vập, bé Thu càng lảng tránh.

- Nhất định không gọi ông Sáu là ba.

- Nói trống không khi mời ăn cơm.

- Không nhờ ông chắt nước cơm mà tự mình làm lấy.

- Khi ông Sáu gắp cái trứng cá vào bát cơm cho Thu thì Thu hất trứng cá ra khỏi bát.

- Rồi vùng vằng bỏ sang nhà bà ngoại, trước khi xuống xuồng còn khua mạnh dây lòi tói như thể hiện thái độ bực tức.

c. Khi bỏ sang nhà bà ngoại

- Lí do Thu không nhận ba vì ông có vết sẹo không giống bức hình chụp chung với má Thu.

- Được bà giảng giải: vì ba đánh Tây nên mới có vết sẹo trên mặt, Thu ân hận, xen lẫn hối tiếc. Giờ đây em không chỉ yêu mà còn tự hào về ba của mình.

d. Khi nhận ra ông Sáu là cha

- Khoảnh khắc vỡ oà cảm xúc khi cất tiếng gọi ba, ôm ghì lấy ba, những giọt nước mắt hạnh phúc trào ra, hôn lên khắp gương mặt ba và không chịu cho ba đi. Những biểu hiện tình cảm cho thấy một tình yêu ba mãnh liệt, sâu sắc.

* Tình cha con trong chiến tranh vô cùng thiêng liêng, sâu nặng, trải qua nhiều đau thương, mất mát, chia li… nhưng vẫn cao đẹp, chiến tranh không thể nào tàn phá, hủy diệt được.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 204)

a. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nêu cảm nhận: Hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).

b. Thân bài

* Điểm chung

- Đều là những người lính có lòng yêu nước, có tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường sẵn sàng ra đi vì nghĩa lớn.

- Sống lạc quan, yêu đời.

- Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc.

* Điểm khác nhau

- Người lính trong bài thơ “Đồng chí”:

+ Người lính cụ Hồ thời kì chống Pháp; chủ yếu xuất thân từ giai cấp nông dân nên chân chất, mộc mạc.

+ Người lính trong bài thơ chủ yếu được khắc họa ở đời sống tâm tư, tình cảm.

- Người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

+ Người lính thời kì kháng chiến chống Mỹ; phần lớn là thanh niên trí thức tiểu tư sản, ra đi theo lí tưởng cách mạng: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

+ Họ trẻ trung, lạc quan, tếu táo, tinh nghịch.

3. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của người lính cách mạng.

Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 204)

* Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà-ôi:

a. Khúc hát ru thứ nhất

- Tình yêu con gắn liền với tình yêu bộ đội: “Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội”.

- Mẹ mơ ước sau này con sẽ trở thành một chàng trai khỏe mạnh trong lao động sản xuất, có hạt gạo trắng để nuôi bộ đội: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần – Mai sau con lớn vung chày lún sân”.

b. Khúc hát ru thứ hai

- Mẹ yêu thương con vô bờ, coi con là ''mặt trời'' là nguồn sống, nguồn hạnh phúc.

- Tình yêu thương gắn liền với thương ''làng đói'' - tình nghĩa xóm làng sâu nặng: “Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói”.

- Mẹ mong con sẽ trở thành một chàng trai khỏe mạnh để giúp đỡ dân làng, dân làng khỏi đói: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi”.

c. Khúc hát ru thứ ba

- Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu đất nước. Trong đoạn thơ này, người mẹ Tà-ôi là người chiến sĩ anh dũng “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”.

- Mơ ước được thấy Bác Hồ, mơ ước con được làm người tự do: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ - Mai sau con lớn làm người Tự do”…

Câu 8 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 204)

* Bút pháp xây dựng hình tượng thơ:

- Đồng chí: Bút pháp hiện thực, khắc họa thành công hình tượng người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp mộc mạc, chân chất với lòng yêu nước, tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn.

- Đoàn thuyền đánh cá: Bút pháp lãng mạn với nhiều liên tưởng, tưởng tượng độc đáo; khắc họa thành công hình tượng thiên nhiên, vũ trụ kì vĩ, lớn lao và con người lao động mới trong cuộc sống mới hăng say, phấn chấn trong lao động.

- Ánh trăng: Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, giọng điệu tâm tình tha thiết, nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư thể hiện những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ về con người và cuộc đời.

Câu 9 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 204)

* Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”:

- Nhịp thơ 2/2 tạo nên sự cân xứng, hài hòa cho câu thơ, gợi liên tưởng trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng. Súng và trăng là gần và xa, hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ. Câu thơ mang đến cách hiểu bất ngờ thú vị: những người lính cầm súng chiến đấu hôm nay để mang lại cái đẹp, hòa bình cho ngày mai.

- Câu thơ giúp người đọc thấy được tâm hồn lãng mạn của những người lính trong đêm phục kích chờ giặc tới.

* Bình khổ thơ cuối bài “Đồng chí”:

Bài thơ “Đồng chí” kết lại bằng hình tượng những người đồng chí trong thời điểm thực tại, khi họ đang làm nhiệm vụ chiến đấu. Trong cảnh rừng hoang sương muối giá rét, những người lính đang đứng sát cạnh bên nhau để chờ giặc tới. Vượt lên trên cái giá rét, hoang vu của núi rừng là hơi ấm của tình đồng đội. Hai từ “cạnh”, “bên” đứng cạnh bên nhau như sự gắn bó khăng khít, keo sơn giữa những người đồng chí để tạo nên thành đồng vách sắt kiên cố, vững chãi. Từ “chờ” khắc họa tư thế chủ động đón đánh địch của quân ta. Trong những đêm phục kích chờ giặc, những người lính đã có thêm một người bạn nữa đó là vầng trăng: “Đầu súng trăng treo”. Nhịp thơ 2/2 tạo nên sự cân xứng, hài hòa cho câu thơ, gợi liên tưởng trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng. Súng và trăng là gần và xa, hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ. Câu thơ mang đến cách hiểu bất ngờ thú vị: những người lính cầm súng chiến đấu hôm nay để mang lại cái đẹp, hòa bình cho ngày mai.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (361)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy