ican
Soạn Văn 9
Kiểm tra phần Tiếng Việt (trang 204)

Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt

Văn 9 Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 204)

- Các từ láy có trong đoạn thơ: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.

- Tác dụng:

+ Gợi hình: nhỏ bé, khiêm nhường, tàn tạ, thiếu sức sống.

+ Gợi cảm: buồn bã vì ngày vui ngắn chẳng tày gang, xót thương cho những kiếp người bị quên lãng.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 204)

- Xác định lời dẫn trực tiếp:

+ Mã Giám Sinh: “Mã Giám Sinh”, “Huyện Lâm Thanh cũng gần”, “Mua ngọc đến Lam Kiều – Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”.

+ Bà mối: “Giá đáng nghìn vàng – Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”.

- Nhận xét về cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh và bà mối:

+ Mã Giám Sinh: cộc lốc, mập mờ, thiếu văn hóa, thiếu thực để che giấu hành tung của một tay buôn thịt bán người.

+ Bà mối: nhún mình, đưa đẩy, vòng vo để hi vọng kiếm thêm tiền của một người làm nghề mối lái chuyên nghiệp.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 205)

a.

- Lời dẫn trực tiếp: “Có lẽ các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...”.

- Lời dẫn gián tiếp: “Ngày trước, trước kia, đã có thời...”.

- Không phải là lời dẫn: “cuộc sống buồn tẻ của chúng; về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác”.

b. Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ “có lẽ” trong lời nhận xét của mình vì:

- Có lẽ: cho thấy điều mình nói chưa chắc chắn là hoàn toàn chính xác.

- “Thằng lớn” đang tuân thủ phương châm hội thoại về chất.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 205)

a.

- Biện pháp so sánh: Hai sườn núi dãy Trường Sơn “như anh với em”, “như Nam với Bắc”, “như đông với tây một dải rừng liền”.

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự gắn bó không thể tách rời của hai nửa Trường Sơn; đồng thời cũng thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa miền Nam và miền Bắc, giữa anh và em.

b.

- Biện pháp ẩn dụ: “một sơi dây đàn” ẩn dụ cho “tâm hồn con người”.

- Tác dụng: Nhấn mạnh khả năng cảm nhận, rung động rất tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn con người.

c.

- Biện pháp tu từ nhân hóa: chống lại, xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: giữ, anh hùng.

- Tác dụng:

+ Tre hiện lên gần gũi, gắn bó với con người Việt Nam.

+ Tre mang những phẩm chất cao quý: dũng cảm, anh hùng trong cả lao động và sản xuất. Tre xứng đáng là biểu tượng đẹp cho con người và đất nước Việt Nam.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 206)

- Cách nói có sử dụng phép nói quá: chưa ăn đã hết; ột tấc đến trời; một chữ bẻ đôi không biết; cười vỡ bụng; rụng rời chân tay; tức lộn ruột; tiếc đứt ruột; gáy như sấm; nghĩ nát óc; đứt từng khúc ruột.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (279)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy