ican
Soạn Văn 9
Bố của Xi-mông

Soạn bài Bố của Xi-mông

Văn 9 Soạn bài Bố của Xi-mông: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Bố của Xi-mông giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BỐ CỦA XI-MÔNG

- Mô - pa - xăng -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 143)

- Bố cục: 4 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu cho đến “chỉ khóc hoài”): Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.

+ Phần 2 (Từ chỗ tiếp theo cho đến “một ông bố”): Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố.

+ Phần 3 (Từ chỗ tiếp theo cho đến “bỏ đi rất nhanh”): Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em.
+ Phần 4 (Còn lại): Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 143)

- Xi-mông rất đau đớn vì em bé không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc.

- Nỗi đau đớn ấy được khắc họa thông qua:

+ Ý nghĩ: bỏ nhà ra sông, định nhảy xuống sống cho chết đuối vì không có bố.

+ Tâm trạng: “buồn vô cùng”, em khóc “những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em”, “em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”.

+ Cách nói năng: Lời nói của em bị ngắt quãng, lặp đi lặp lại: “Chúng nó đánh cháu … vì … cháu … cháu … không có bố … không có bố”.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 143)

- Có thể nói chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt vì:

+ Chị nghèo nhưng sống rất trong sạch: “ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”.

+ Thái độ của chị với khách: Chính bác thợ rèn Phi-líp đã khẳng định “Một thiếu phụ xuất hiện, và bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối”.

+ Khi nghe con nói “con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con … đánh con … tại con không có bố”, đôi má chị đỏ bừng, “tê tái đến tận xương tủy”, chị ôm con, hôn con trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi. Khi nghe con hỏi bác Phi-líp: “Bác có muốn làm bố cháu không?”, chị “hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực”.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 144)

- Diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp:

+ Khi gặp Xi-mông: bác không bỏ qua mà an ủi cậu bé, đưa cậu bé về nhà: “đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu … một ông bố”.

+ Trên đường đưa Xi-mông về nhà: bác nghĩ có thể bỡn cợt người phụ nữ đã từng lầm lỡ: “có lẽ trong thâm tâm, bác nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa”.

+ Khi gặp chị Blăng-sốt, bác nhận ra chị là một người tốt, bác khẳng định “Một thiếu phụ xuất hiện, và bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối”.

+ Lúc đối đáp với Xi-mông: bác nửa đùa nửa thật là bác muốn làm bố của cậu bé rồi bỏ đi rất nhanh.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Đoạn trích nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.

2. Giá trị nghệ thuật

Đoạn trích đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Bố của Xi-mông do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (362)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy