ican
Soạn Văn 7
Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp) (trang 58)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn lập luận chứng minh

Văn 7 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn lập luận chứng minh: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn lập luận chứng minh giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

(VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH)

I, HƯỚNG DẪN CHUNG

* Dạng bài: Bài văn nghị luận chứng minh.

* Cách làm:

- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

+ Thân bài: Nêu các luận cứ (hệ thống dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục), sử dụng lập luận thích hợp để chứng minh vấn đề cần nghị luận.

+ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung, bài học rút ra về vấn đề nghị luận.

- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện được quan điểm, ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

II, HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐỀ CỤ THỂ

Đề 1: Ít lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!”

Văn mẫu đề 1

Gợi ý dàn ý:

1. Mở bài:

- Khẳng định tầm quan trong của tri thức: Nhà triết học Lê Nin đã từng nói “Tri thức là sức mạnh”. Đúng vậy, tri thức như một chìa khóa để mở cánh cửa thành công. Nhưng lâu nay, trong lớp em có những bạn không hiểu được tầm quan trọng của tri thức nên còn lơ là trong việc học tập.

- Nêu lên vấn đề cần chứng minh: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được gì có ích”

2. Thân bài:

a) Chứng minh: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được gì có ích”

- Chứng minh tầm quan trọng của việc học thông qua các câu ca dao, tục ngữ, các câu danh ngôn, câu nói nổi tiếng:

+ “Tri thức là sức mạnh” (Lê-nin);

+ “Người không học như ngọc không mài”;

+ “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh).

- Chứng minh: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được gì có ích” thông qua các vị dụ trong cuộc sống thực tế:

+ Kiến thức mà vô tận, nếu không tích lũy ngay từ bây giờ chúng ta sẽ càng ngày cạng tụt hậu, không theo kịp bước tiến của thời đại, không đáp ứng yêu cầu của các công việc sau này. Không có kiến thức bước tiến của bản thân sẽ chậm hơn, khó khăn hơn những người khác rất nhiều, đồng thời đòi hỏi con người bỏ ra nhiều thời gian, công sức hơn, kiên trì hơn những người xung quanh.”

+ Không có kiến thức, bạn sẽ chỉ làm những công việc đơn giản, thu nhập thấp, từ đó khó có thể đảm bảo được cuộc sống.

+ Bị bạn bè cười chê, bạn sẽ có cảm giác không bằng bạn bè, tự cảm thấy xấu hổ và nuối tiếc tại sao mình không chăm chỉ hơn.

+ Sự thiếu hiểu biết dễ đưa bản thân ta tới những sai lầm không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn nguy hại cho những người xung quanh.

b) Bàn luận mở rộng:

- Bàn luận:

+ Bên cạnh việc tích cực lĩnh hội kiến thức, mỗi người cần xây dựng cho bản thân một quan điểm sống đúng đắn, không chỉ tu dưởng về trí tuệ mà cần tu dưỡng cả về đạo đức cũng như mọi mặt của con người.

+ Cần biết đem tri thức của bản thân làm nhưng công việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

+ Cần học tập ngay hôm nay và giữ cho bản thân mình một tinh thần học hỏi suốt đời, mọi nơi, mọi lúc.

- Liên hệ bản thân:

+ Mỗi người cần ý thức vai trò của học tập, từ đó không ngừng học tập, góp nhặt kiến thức cho bản thân.

+ Không ngừng học tập, tu dưỡng bản thân.

+ Có ý thức nhắc nhở, góp ý, động viên giúp đỡ những người xung quanh cùng nhau tiến bộ.

3. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề cần chứng minh.

Đề 2: Hãy chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Văn mẫu đề 2

Gợi ý dàn ý:

1.Mở bài:

- Dẫn dắt: Rừng là lá phổi xanh của trái đất, ngoài việc là một nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất, nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái của con người. Cung cấp lượng lớn khí O2, chống sạt lở đất, lũ lụt, xâm nhập mặn,... là những gì mà lợi ích của rừng đem lại chính vì vậy bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

- Nêu ra vấn đề chứng minh: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

2. Thân bài:

a) Chứng minh: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

- Con người cần bảo vệ rừng vì rừng giúp bảo vệ, đêm lại rất nhiều lợi ích cho mỗi con người:

+ Rừng đem lại cho con người không gian trong lành, tăng cường chất lượng cuộc sống cho con người: Ban ngày, cây xanh thải ra khí O2 và hấp thụ khí CO2, một lượng lớn khí CO2 của con người thải ra sẽ được rừng lọc và thải ra khí O2. Rừng được coi là phối xanh của Trái Đất,…

+ Rừng giúp ngăn lũ, chống sạt lở, xói mòi đất, giúp ngăn xâm nhập mặn,… bảo vệ sự sống, cuộc sống của con người.

+ Rừng cung cấp cho con người nhiều sản vật quý giá: sản vật, gỗ làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ ăn cho động vật và con người,…

+ Rừng giúp cho hệ sinh thái của Trái Đất được duy trì đem đến sự cân bằng sinh thái cho cuộc sống trên Trái Đất.

- Nếu không bảo vệ rừng con người sẽ nhận lấy những hậu quả gì?

+ Ô nhiễm môi trường ngày cảng trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người: sự nóng lên của Trái Đất, biến đổi khí hậu, khói bụi, ô nhiễm không khí,…

+ Con người phải đối mặt với những thiên tai như bão, lũ quét, sạt lở đất, sự xâm lấn của cát biển,… gây thiệt hại lớn về của cải, kinh tế mà còn gây nguy hiểm cho tính mạng và sự sống của con người.

+ Con người khia thác cạn kiệt dẫn đến một số tài nguyên biến mất, gây thiệt hại về kinh tế lớn cho con người.

+ Làm mất hệ cân bằng sinh thái.

b) Bàn luận mở rộng:

- Mở rộng vấn đề: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mỗi con người. Chúng ta cần hành động ngay từ hôm nay.

- Liên hệ bản thân:

+ Ý thức được tầm quan trọng của rừng và việc bỏa vệ rừng ngay từ hôm nay.

+ Có những hành động thiết thực để bảo vệ rừng như trồng thêm cây xanh, không sử dụng các sảm phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã, không đốt rừng làm nương, có ý thức khi đi rừng tránh gây cháy rừng,…

+ Tuyên truyền, khuyến khích mọi người bảo vệ rừng.

3. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của mình.

Văn mẫu đề 3

1. Mở bài: - Ông cha có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” để nói về việc, ta ở trong mối trường nào thì sẽ bị ảnh hưởng môi trường ấy. Nhưng có bạn lại cho rằng “Gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng”. Đây là ý kiến chưa đúng

2. Thân bài:

a) Giải thích:

- Nghĩa đen: Mực – màu đen, dùng mực ta sẽ bị dính bẩn

Đèn – ánh sáng, gần nó thì bạn cũng sẽ tỏa sáng

- Nghĩa bóng: Mực- cái xấu

Đèn – điểu tốt đẹp

- Ý nghĩa cả câu: Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta sẽ bị lôi kéo và xa ngã theo còn khi chúng tiếp cận những cái tốt thì sẽ học hỏi và tỏa sáng theo.

b) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng các dẫn chứng trong thực tế:

- Bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo từ cậu bé chăm chỉ mà thành con nghiện game

- Ở cạnh những bạn chăm học, sẽ giúp mình học tốt hơn: đôi bạn cùng tiến.

c) Bình luận, mở rộng vấn đề

- Mở rộng vấn đề: Chúng ta cần phải có đủ bản lĩnh, biết đâu là đúng, là sai. Cũng như biết cách giữa mình trước những tác động của ngoại cảnh của môi trường để bảo vệ những phẩm chất tốt đẹp của bản thân.

- Liên hệ bản thân:

+ Ý thức được tầm quan trong của môi trường ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.

+ Tránh xa những tệ nạn, những điều xấu; học hỏi thêm nhiều điều hay lẽ phải.

+ Biết chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh để cùng nhau phát triển.

3. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Văn mẫu đề 4

1. Mở bài: Môi trường là ngôi nhà chung của các loài động thực vật. Nếu một ngày ngôi nhà chung ấy bị phá hủy thì tất cả các sinh vật sẽ bị diệt vong. Nhưng hiện nay một số cá nhân không có ý thức bảo vệ môi trường, phá hoại ngôi nhà chung gây ra nhiều hậu quả.

2. Thân bài:

a) Giải thích môi trường là gì?

Môi trường là không gian sống của cả sinh vật gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo

b) Chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

- Tầm quan trọng của môi trường: Môi trường tự nhiên cung cấp không khí con người hít thở, nước để uống, thức ăn, đất..

- Con người tàn phá môi trường sẽ để lại tác động như thế nào tới cuộc soogs của con người và các loài sinh vật khác trên Trái Đất:

+ Tàu xe khói bụi, các nhà máy xí nghiệp ô nhiễm không khí gây ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe con người, thủng tầng ozon

+ Rừng chặt phá bừa bãi gây lũ lụt, sạt lở đất, biến đổi khí hậu ( Vd như bão lũ lụt miền trung)

+ Ô nhiễm nguồn nước, rác thải vứt bừa bài, các chất xả công nghiệm đổ ra sông, hồ, khai thác dầu làm tràn dầu trên biển biến các loài thủy sinh bị chết.

+ Con người sẽ bị diệt vong nếu môi trường bị phá hủy và tác nhân không ai khác chính là con người

c) Bàn luận mở rộng:

- Mở rộng vấn đề: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi con người. Chúng ta cần hành động ngay từ hôm nay.

- Liên hệ bản thân:

+ Ý thức được tầm quan trọng của môi trường và việc bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay.

+ Có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường như trồng thêm cây xanh, không sử dụng các sảm phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã, không đốt rừng làm nương, có ý thức khi đi rừng tránh gây cháy rừng,…

+ Tuyên truyền, khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường.

3. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ

Văn mẫu đề 5

1.Mở bài: Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà nhân dân ta hay yêu mến gọi bằng cái tên thân thuộc: Bác Hồ. Người không chỉ nổi tiếng với con đường cứu quốc của mình mà còn là vị lãnh tụ vô cùng giản dị và thanh bạch.

2. Thân bài:

a) Chứng minh lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ trên nhiều phương diện:

- Bữa ăn hằng ngày:

+ Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc ăn Bác không để sơ vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. (Đức tinh sgianr dị của Bác Hồ)

+ Việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc với những món dân tộc không chút cầu kỳ như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa,… (Phong cách Hồ Chí Minh)

- Nhà ở:

+ Bác sống trong căn nhà sàn đơn sơ.

+ Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng đủ cho Bác làm việc và nghỉ ngơi.

- Việc làm:

+ Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ: trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.

+ Trong đời sống của mình việc gì bác cũng tự làm được thì không cần người giúp cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.

- Lời nói, bài viết: Lời nói và bài viết của Bác luôn dễ hiểu để nhân dân có thể hiểu được.

b) Bình luận, mở rộng vấn đề nghị luận

- Mở rộng vấn đề: Lồi sống giản dị của Bác là một cách di dưỡng tinh thân.

- Liên hệ bản thân: Thâm cảm phục và noi theo lỗi sống giản dị của Bác.

3. Kết bài: Khẳng định lại lối sống của Bác giản dị và cần phải học tập.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn lập luận chứng minh do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (260)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy