ican
Soạn Văn 7
Liên kết trong văn bản

Soạn bài Liên kết trong văn bản

Ngữ Văn 7: Soạn bài Liên kết trong văn bản chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 7 tốt hơn

Ican

LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Tính liên kết của văn bản.

a) Nếu bố En-ri-cô chỉ viết những câu đó thì E-ri-cô chưa thể hiểu được những điều mà bố muốn nói.

b) Lí do kiến En-ri-cô chưa thể hiểu được những điều bố nói vì giữa câu văn còn thiếu sự liên kết.

c) Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó cần phải có tính liên kết.

Phương tiện liên kết trong văn bản

a) Đoạn văn thiếu thái độ đánh giá của người bố trước thái độ vỗ lễ của con với mẹ. Người cha đã vô cùng tức giận khi con vô lễ, hành động không đúng của con với mẹ. Vì người mẹ đã hi sinh rất nhiều vì con. Chính vì thiếu đi một ý văn đã khiến cho đoạn văn trở nên khó hiểu.

Sửa lại: Thêm ý chỉ sự đánh giá hành động và thái độ của người cha trước sự vô lễ của con.

b) Nội dung của các câu văn trong đoạn văn:

- Câu 1: Trong tương lai, con sẽ biết thế nào là không ngủ được.

- Câu 2: Con ngủ dễ dàng.

- Câu 3: Gương mặt của một đứa trẻ khi ngủ.

Sự thiếu liên kết giữa các câu văn là do: Cả ba câu văn đều nói về sự thanh thản, nhẹ nhõm chìm vào giấc ngủ của con đếm trước ngày khia trường. Tuy nhiên câu 1 và câu 2 không có sự kiên kết về mặt thời gian. Trong khi câu 3 không có sự liên kết với hai câu văn còn lại về đối tượng được nhắc đến.

Sửa lại:

- Thêm trạng ngữ chỉ thời gian ở thời hiện tại: “Còn bây giờ” vào đầu câu thứ hai.

- Thay “đứa trẻ” bằng “con” trong câu văn thứ ba.

c) Một văn bản có tính liên kết cần đảm bảo:

- Các câu trong một đoạn văn, các phần trong một văn bản cùng phải thể hiện một nội dung chung, thống nhất.

- Giữa các câu văn trong đoạn văn, đoạn văn trong bài văn cần được nối kết với nhau bằng các phương tiện ngôn từ.

II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Liên kết trong văn bản là làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. Đây là tính chất quan trọng nhất của văn bản.

Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời kết nối các câu, các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn, tập 1 – trang 18)

Đoạn văn có tính liên kết sau khi được sắp xếp theo một trật tự hợp lí:

(1) Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau:

(4) “Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã khiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người biết sống và chết vì các con, và họ đây này!”

(2) Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang.

(5) Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô.

(3) Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn, tập 1 – trang 19)

Đoạn văn được chia ra thành hai phần gồm:

- Hai câu đầu: Tái hiện hình ảnh của mẹ và tôi trong quá khứ, khi mẹ còn sống. (Hiện tại mẹ đã mất).

- Hai câu sau: Tái hiện hình ảnh của mẹ, tôi, thầy cô giáo thời hiện tai. (Mẹ vẫn còn sống).

→ Giữa hai phần có sự mâu thuẫn với nhau.

Đoạn văn không có sự liên kết giữa các phần với nhau.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn, tập 1 – trang 19)

Các từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:

Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi, mong tìm lại hình bóng của và nhớ lại ngày nào trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. bảo khi nào cây có quả sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Rồi bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn, tập 1 – trang 18)

- Về mặt nội dung và hình thức, hai câu này có vẻ rời rạc, không liên kết với nhau (câu đầu nói về việc mẹ không ngủ được, câu hai lại nói về ngày khai trường của con).

 

- Nhưng khi đặt hai câu văn vào trong chỉnh thể của bài văn, ta thấy được sự liên kết giữa hai câu văn. Mẹ không ngủ được lo lắng, suy nghĩ đến ngày mai – một ngày trọng đại trong cuộc đời cơn. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con, ngày khai trường đầu tiên của con. Con là tất cả tình yêu thương, là nguồn sống của mẹ nên ngày mai cũng có thể coi là ngày trọng đại trong cuộc đời mẹ nên việc mẹ không ngủ được là chuyện hợp lí.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn, tập 1 – trang 18)

Qua câu chuyện Cây tra trăm đốt ta hiểu được rằng: Nếu như phép màu của Bút đã khiến cho một trăm đốt tre rời rạc có thể ghép lại thành một cây trẻ trăm đốt hoàn chỉnh thì trong văn bản, liên kết cũng như “phép màu của Bụt” khiến cho các câu văn, các đoạn văn rời rạc gắn kết với nhau thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh.

 

Hy vọng Soạn bài Liên kết trong văn bản của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 7 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (362)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy