ican

[Infographic] 5 phẩm chất, 10 năng lực học sinh lớp 10 cần đạt được trong chương trình GDPT mới

1032 (lượt view)
02/05/2023
Chia sẻ

Với mục tiêu cốt lõi là giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lưc, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới lớp 10 đã phác họa một bức “chân dung” hoàn toàn mới về học sinh. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đặt ra yêu cầu về 5 phẩm chất và 10 năng lực học sinh cần đạt đối với học sinh THPT. Văn bản về chương trình GDPT tổng thể được bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đã gây chú ý với quyết tâm xây dựng “bức chân dung” hoàn toàn mới về học sinh trong thời đại mới,

ICAN
5 phẩm chất, 10 năng lực học sinh lớp 10 cần đạt được trong chương trình GDPT mới

Với mục tiêu cốt lõi là giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lưc, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới lớp 10 đã phác họa một bức “chân dung” hoàn toàn mới về học sinh. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đặt ra yêu cầu về 5 phẩm chất và 10 năng lực học sinh cần đạt đối với học sinh THPT.

Văn bản về chương trình GDPT tổng thể được bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đã gây chú ý với quyết tâm xây dựng “bức chân dung” hoàn toàn mới về học sinh trong thời đại mới, để hướng đến mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

“Chân dung” học sinh trong chương trình GDPT mới

Chương trình GDPT mới hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất và 10 năng lực thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại, cụ thể như sau:

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực với học sinh THPT (lớp 10 – lớp 12) trong chương trình mới

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh THPT

Yêu nước
  • Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
  • Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.
  • Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật.
  • Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Nhân ái
Yêu quý mọi người
  • Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác.
  • Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.
Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
  • Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân.
  • Có ý thức học hỏi các nền văn hóa trên thế giới.
  • Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác.
Chăm chỉ
Ham học
  • Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.
  • Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
Chăm làm
  • Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng.
  • Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động.
  • Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
Trung thực
  • Nhận thức và hành động theo lẽ phải.
  • Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt.
  • Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Trách nhiệm
Có trách nhiệm với bản thân
  • Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.
  • Có ý thức sử dụng tiền hợp lí khi ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập, sinh hoạt.
  • Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.
Có trách nhiệm với gia đình
  • Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình.
  • Quan tâm bàn bạc với người thân, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí trong gia đình.
Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội
  • Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động công ích.
  • Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.
  • Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.
Có trách nhiệm với môi trường sống
  • Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững; có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh ngăn chặn các hành vi sử dụng bừa bãi, lãng phí vật dụng, tài nguyên.
  • Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học sinh THPT

Năng lực tự chủ và tự học
Tự lựcLuôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực.
Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đángBiết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.
Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình
  • Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin, lạc quan.
  • Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.
  • Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.
  • Biết tránh các tệ nạn xã hội.
Thích ứng với cuộc sống
  • Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới.
  • Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới.
Định hướng nghề nghiệp
  • Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân.
  • Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề.
  • Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Tự học, tự hoàn thiện
  • Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.
  • Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
  • Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.
  • Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
  • Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp.
  • Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.
  • Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.
  • Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp.
  • Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn
  • Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.
  • Xác định đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau và biết cách hoá giải mâu thuẫn.
Xác định mục đích và phương thức hợp tácBiết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ
Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thânPhân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.
Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tácQua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.
Tổ chức và thuyết phục người khácBiết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
Đánh giá hoạt động hợp tácCăn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.
Hội nhập quốc tế
  • Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.
  • Biết chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương.
  • Biết tìm đọc tài liệu nước ngoài phục vụ công việc học tập và định hướng nghề nghiệp của mình và bạn bè.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Nhận ra ý tưởng mớiBiết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.
Phát hiện và làm rõ vấn đềPhân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
Hình thành và triển khai ý tưởng mớiNêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.
Đề xuất, lựa chọn giải phápBiết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
Thiết kế và tổ chức hoạt động
  • Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp;
  • Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động.
  • Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao.
  • Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động.
Tư duy độc lậpBiết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.

Yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học sinh

  1. Năng lực ngôn ngữ

Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.

Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.

2. Năng lực tính toán

Năng lực tính toán của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

  • Nhận thức kiến thức toán học;
  • Tư duy toán học;
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Toán.

3. Năng lực khoa học

Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

  • Nhận thức khoa học;
  • Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó các môn học chủ đạo là: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).

Chương trình mỗi môn học, hoạt động giáo dục giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu được nâng cao dần qua các cấp học (năng lực khoa học; năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội; năng lực vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học; năng lực lịch sử và địa lí, năng lực lịch sử, năng lực địa lí).

Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).

Các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài viết: Những thay đổi trong chương trình lớp 10 mới

4. Năng lực công nghệ

Năng lực công nghệ của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

  • Nhận thức công nghệ;
  • Giao tiếp công nghệ;
  • Sử dụng công nghệ;
  • Đánh giá công nghệ;
  • Thiết kế kĩ thuật.

Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Công nghệ và được thực hiện ở chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Công nghệ là chủ đạo.

5. Năng lực tin học

Năng lực tin học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
  • Hợp tác trong môi trường số.

Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Tin học và được thực hiện trong toàn bộ các chương trình môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Tin học là chủ đạo.

6. Năng lực thẩm mĩ

Năng lực thẩm mĩ của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

  • Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ;
  • Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ;
  • Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.

Yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó ba môn học đã nêu là chủ đạo.

7. Năng lực thể chất

Năng lực thể chất của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

  • Chăm sóc sức khỏe;
  • Vận động cơ bản;
  • Hoạt động thể dục thể thao.

Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Giáo dục thể chất và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Giáo dục thể chất là chủ đạo.

Song hành với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 10 cũng đặt ra những ra những yêu cầu mới về cách dạy, cách học của giáo viên và học sinh. Vì vậy, ngay từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kế hoạch về chương trình Giáo dục phổ thông mới, Hệ thống Giáo dục HOCMAI – Đơn vị tiên phong trong xây dựng khóa học trực tuyến bám sát chương trình GDPT 2018 đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về chương trình để biên soạn chương trình HỌC TỐT 10.

Rất nhiều công việc đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ xây dựng, biên soạn nội dung chương trình, chuẩn bị đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Khóa học được xây dựng với sự đầu tư công phu về cả hình thức lẫn nội dung, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ đem đến những trải nghiệm học tập thú vị cho học sinh, đảm bảo giúp các em đạt chuẩn đầu ra theo đúng theo yêu cầu về 5 phẩm chất, 10 năng lực đối với học sinh THPT

Đặc biệt, từ giờ đến hết ngày 31/08/2022, Khi đăng ký khoá Học tốt 10 TẠI ĐÂY, phụ huynh, học sinh sẽ được trải nghiệm MIỄN PHÍ trọn bộ 3 bộ SGK mới đủ các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sủ, Địa lí.

Chia sẻ
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy